3.3.9. Thí nghiệm 8: Đánh giá khả năng ghép mí thành bao bì và đánh giá độ bền mí ghép
Mục đích
Đánh giá khả năng ghép mí và độ bền mí ghép của các màng tạo thành ở thí nghiệm 3. Tạo thành bao bì, đánh giá khả năng chứa đựng, độ bền của bao bì tạo thành.
Bố trí thí nghiệm
Các mẫu màng đem ghép mí kích thước giống nhau, được sấy khô ở cùng nhiệt độ và được để hút ẩm ở vị trí giống nhau, điều kiện ghép mí giống nhau, thời điểm ghép mí và đo độ bền giống nhau.
Chỉ tiêu đánh giá
Độ bền của mí ghép. Độ bền bao bì tạo thành. Phƣơng pháp thí nghiệm
Chọn 4 màng của 4 nghiệm thức glyoxal, cắt mỗi màng thành 2 mẫu hình chày như ở thí nghiệm 2. Các mẫu được cho vào sấy ở 105 oC trong 2 giờ để đảm bảo khô hoàn toàn, cân để xác định khối lượng khô của các mẫu từng nghiệm thức. Để 2 mẫu của từng nghiệm thức hút ẩm tự nhiên đến khi khối lượng đạt bằng 170 % khối lượng khô thì tiến hành ghép mí bằng máy đóng gói chân không. Sau khi ghép mí, các mẫu được đem phân tích bằng máy phân tích cấu trúc.
Máy phân tích cấu trúc được lắp đầu đo dạng ngàm kẹp như ở thí nghiệm 2. Máy được cài đặt để kéo 2 đầu của mí ghép cho đến khi đứt thì cho dừng. Ghi nhận số liệu thu được, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thí nghiệm.
Màng tạo thành được ghép mí tạo thành bao bì, sau đó cho vật nặng vào bao bì, treo và đo độ bền của bao bì, đánh giá khả năng ứng dụng.
3.3.10. Thí nghiệm 9: Nghiên cứu áp dụng phụ gia chống thấm AKD của ngành giấy vào chế tạo màng phân hủy sinh học giấy vào chế tạo màng phân hủy sinh học
Mục đích thí nghiệm
Đánh giá ảnh hưởng của phụ gia chống thấm AKD bổ sung vào công thức tạo màng đến khả năng hút ẩm và độ phân rã trong nước của màng tối ưu ở thí nghiệm 3.
Bố trí thí nghiệm
Các mẫu màng thí nghiệm ứng với tỷ lệ bổ sung AKD và thời điểm bổ sung AKD được trình bày như bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các mẫu màng thí nghiệm bổ sung phụ gia chống thấm AKD
Mẫu màng
Tỷ lệ AKD bổ sung
(‰)
Thời điểm bổ sung
C1 6 Trước khi dừng khuấy 5 phút
C2 6 Vào huyền phù tinh bột trước khuấy
C3 8 Trước khi dừng khuấy 5 phút
Yếu tố thí nghiệm là ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung AKD và thời điểm bổ sung lên tính hút ẩm, phân rã trong nước và tính chất cảm quan của màng.
Quy trình đổ màng được đảm bảo giống nhau với các nghiệm thức. Chỉ tiêu đánh giá
Độ ẩm, độ phân rã, tính chất cảm quan của màng theo các tỷ lệ và thời điểm bổ sung AKD.
Phƣơng pháp thí nghiệm
Quy trình chế tạo màng giống như ở thí nghiệm 3. Nghiên cứu bổ sung phụ gia chống thấm AKD vào quy trình chế tạo. Màng tạo thành được tiến hành đo khả năng
hút ẩm trong điều kiện môi trường như ở thí nghiệm 5, đo khả năng phân rã trong nước như ở thí nghiệm 8.
Chọn bổ sung AKD với khối lượng bằng 6 ‰ và 8 ‰ so với tổng khối lượng hỗn hợp nguyên liệu trước khi đổ màng. Nghiên cứu thời điểm bổ sung AKD tốt nhất.
So sánh độ ẩm của màng ở điều kiện môi trường bình thường, so sánh với màng đối chứng B2.
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu nhờ vào phần mềm Statgraphic 7.0, Texture Exponent 32 và Microsoft Excel 2003.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ẩm độ ban đầu của nguyên liệu
Ẩm độ ban đầu của nguyên liệu (theo căn bản ướt) được tính theo công thức:
MC ( %) = (mđ – mc) . 100 / mđ (4.1)
Trong đó:
MC: ẩm độ ban đầu của nguyên liệu theo căn bản ướt ( %);
mđ, mc: lần lượt là khối lượng ban đầu và khối lượng sau sấy của nguyên liệu (g). Kết quả khảo sát từ thí nghiệm sơ bộ cho ta ẩm độ ban đầu của các nguyên liệu như trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Ẩm độ ban đầu của các nguyên liệu
Nguyên liệu
Độ ẩm ban đầu trung bình
( %)
Tinh bột sắn 10 ± 1,24
Tinh bột sắn biến tính acetate 14,09 ± 1,63
PVA 217 4,83 ± 0,72
Sorbitol 2,25 ± 0,12
Glycerol 0 ± 0,01
Glyoxal 60 ± 0,01
Công thức tạo màng được tính trên tỷ lệ khối lượng khô, do đó cần phải tính thêm lượng ẩm của nguyên liệu để xác định chính xác khối lượng thực cân và lượng nước cần phải bổ sung.
4.2. Tính cảm quan của màng polymer ở thí nghiệm 1
Các màng tạo thành gần như không màu, không mùi, mềm dẻo. Độ láng bóng của các màng Adc, A1, A2 khá tốt, màng A3 có bề mặt sần sùi do hỗn hợp sau khi hồ hóa quá đặc. Độ trong suốt của các màng giảm khi tỷ lệ bổ sung glyoxal tăng, lượng bọt trên màng rất ít và nhỏ.