Bố trí đo độ dày của màng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN KHẢ NĂNG CHỐNG ẨM CỦA VẬT LIỆU POLYMER THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT BAO BÌ TỰ HỦY Giáo viên hƣớng dẫn PGS. TS. TRƢƠNG VĨNH (Trang 42 - 43)

Từ các số liệu độ dày đo được, sử dụng phương pháp tính số trung bình của môn học “Thống kê ứng dụng và phương pháp thí nghiệm” (Trương Vĩnh, 2008) để tính độ dày trung bình của màng.

3.3.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ glyoxal bổ sung đến độ bền kéo đứt và độ bền đâm thủng của các màng tạo thành từ tinh bột sắn ở thí nghiệm 1

Mục đích thí nghiệm

Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ glyoxal bổ sung đến độ bền kéo đứt, độ bền đâm thủng và độ giãn của màng tạo thành từ tinh bột sắn.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn như bảng 3.5.

Yếu tố nghiên cứu là ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung glyoxal trong hỗn hợp tinh bột nguyên liệu lên độ bền kéo giãn, độ bền đâm thủng và công phá hủy màng.

Yếu tố khối là số lần lặp lại, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Độ ẩm và độ dày các màng cần đảm bảo tương đối giống nhau tại thời điểm đo cấu trúc.

Bảng 3.3. Bố trí thí nghiệm đo độ bền kéo đứt và đâm thủng

Lặp lại Mẫu màng

Lần 1 A1 Adc A3 A2

Lần 2 A3 A2 Adc A1

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung glyoxal đến độ bền kéo đứt, độ bền đâm thủng, độ giãn kéo, độ giãn đâm thủng và công phá hủy màng.

Phƣơng pháp thực hiện

Tiến hành xác định độ bền kéo đứt bằng máy phân tích cấu trúc TA.XTplus với đầu đo dạng ngàm kẹp như hình 3.9. Máy phân tích cấu trúc được cài đặt các thông số như hình 3.10 để kéo đứt màng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN KHẢ NĂNG CHỐNG ẨM CỦA VẬT LIỆU POLYMER THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT BAO BÌ TỰ HỦY Giáo viên hƣớng dẫn PGS. TS. TRƢƠNG VĨNH (Trang 42 - 43)