Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 89)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

3.2.4. Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

nông thôn đồng bằng sông Hồng

An ninh nông thôn vùng ĐBSH hiện nay đang bị tác động nghiêm trọng bởi những vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Theo đánh giá của nhiều địa phương, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân đang tồn tại ở cấp độ âm ỉ là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các xã trong toàn tỉnh, bởi vì xã nào vừa qua cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm … mà đây là cơ sở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng và từ tham nhũng dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ.

Những mâu thuẫn đó được tính tụ dần và nếu không được giải quyết triệt để, giải quyết tận gốc thì đến một lúc nào đó sẽ bột phát thành vụ việc phức tạp.

- Để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân để ổn định an ninh nông thôn, các cấp uỷ và chính quyền cần tập trung làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết dứt điểm những sai phạm, nhất là những vụ việc đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Công tác thanh tra cần chú ý cả 3 vấn đề:

+ Nội dung thanh tra phải tập trung vào những vấn đề mà quần chúng nhân dân đã nêu ra và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vấn đề thường là nhân tố dẫn đến mất ổn định nông thôn.

+ Thời điểm làm mốc để thanh tra: Cần được qui định là bắt đầu từ khi phát sinh, khởi điểm của công trình, của vụ việc.

+ Cán bộ tham gia thanh tra: Phải là những người có năng lực, có trình độ, công tâm, công minh và nhất là không được có bất cứ một dấu hiệu nhỏ nào dính líu đến vụ việc cần thanh tra.

Công tác thanh tra phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, chắc chắn, không vì vấn đề bức xúc mà thanh tra qua loa, đại khái. Qui trình công tác thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng các nguyên tắc đã được qui định trong Điều lệ Đảng và Pháp lệnh Thanh tra. Kết luận thanh tra phải thật sự khách quan, có lý, có tình, tạo được sự nhất trí của Đảng bộ và nhân dân và nhất là tạo được thế ổn định tại cơ sở.

- Vấn đề đặc biệt quan trọng là các cấp uỷ và chính quyền phải có thái độ đúng đắn, khách quan đối với việc xử lý cán bộ sai phạm do thanh tra, kiểm tra phát hiện và kết luận. Việc xử lý phải vừa đảm bảo tính nghiêm minh nhưng cũng thật sự có lý, có tình nhưng phải bảo vệ số cán bộ bị tố cáo oan sai.

Đối với những vụ việc đã đủ yếu tố cấu thành tội tham nhũng, cần tập trung giải quyết dứt điểm, kiên quyết thu hồi tiền và các tài sản tham nhũng đã được xác định, đồng thời đối với những người có trách nhiệm bồi hoàn.

Đường lối xử lý các vụ việc tham nhũng ở nông thôn cũng phải lấy mục tiêu giữ ổn định nông thôn là chính, không rũ rối, không vì xử lý đối tượng tham nhũng, xử lý đối tượng gây rối trật tự, trị an dẫn đến mâu thuẫn xã hội thêm sâu sắc và tiềm ẩn, tích tụ thêm những nhân tố mất ổn định nông thôn.

- Những vấn đề phức tạp về an ninh nông thôn, trước hết và chủ yếu là mâu thuẫn nội bộ nhân dân (trong khi chưa có yếu tố địch). Giải quyết mâu thuẫn này cần đặt lên hàng đầu công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, kiểm tra, xử lý những vấn đề gây bất bình trong nhân dân. Cần sớm phát hiện những bức xúc gay gắt, phân tích sâu sắc nguyên nhân, làm rõ những căn nguyên có thể gây ra những phức tạp nghiêm trọng để chủ động tính toán chủ trương, đối sách sát hợp, kịp thời, theo hướng làm dịu đi các mâu thuân, không để "bé xé ra to", không để xảy ra gây rối hoặc lây lan ra nhiều nơi khác. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để kẻ địch thọc vào chuyển hoá mâu thuẫn nội bộ nhân dân thành mâu thuẫn địch ta.

Trong tình hình phức tạp về an ninh trật tự ở nông thôn vùng ĐBSH hiện nay, để ổn định nông thôn và xây dựng nông thôn mới, việc đổi mới và tăng cường công tác chính trị tư tưởng cần đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Công tác chính trị tư tưởng phải được tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành có liên quan đến nông thôn và phải tạo ra được sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, làm rõ được truyền thống vẻ vang của nhân dân ta đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm của cán bộ và nhân dân trong tình hình mâu thuẫn, tranh chấp, phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn trong thời gian vừa qua.

Công tác chính trị tư tưởng phải thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tham nhũng, chỉ rõ tham nhũng là kẻ thù không đội trời chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhưng đấu tranh chống tham nhũng cũng phải có tổ chức, có sự lãnh đạo và kiên quyết lên án những cá nhân lợi dụng việc chống tham

nhũng, chống tiêu cực mà có hành vi vi phạm pháp luật. Tránh tình trạng chống tham nhũng, chống tiêu cực nhưng có hành vi vô hiệu hoá hoạt động của bộ máy tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội khác trong hệ thống chính trị ở nông thôn. Công tác chính trị tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên và liên tục, chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác, khắc phục tình trạng dân chủ cực đoan, hoặc dân chủ hình thức. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với nhân dân cần đặc biệt chú ý đến tính chất đặc thù từng vùng nông thôn, đến trình độ văn hoá và khả năng tiếp thu của người dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chú ý đến đặc điểm này trong công tác tuyên truyền phải có nội dung và hình thức thích hợp để dân cảm nhận, tiếp thu được vấn đề.

Trong nội bộ phải đặc biệt chấn chỉnh kỷ luật phát ngôn, tôn trọng ý kiến còn bất đồng được bảo lưu, nhưng khi đã có chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước thì mọi người đều nói và làm theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng, không có người nào phát ngôn tuỳ tiện, giải thích sự việc theo ý kiến chủ quan cá nhân, dẫn đến hiện tượng bè phái, mất đoàn kết nảy sinh.

Công tác chính trị tư tưởng còn phải phản kích kịp thời những luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội, bất mãn, thoái hoá biến chất khác lợi dụng tình hình phức tạp ở nông thôn để xuyên tạc, bóp méo sự thật gây hoang mang trong quần chúng và có lợi cho kẻ thù.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)