Dự báo những nhân tố thuận lợi và khó khăn tác động đến an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 70 - 73)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

3.1.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi và khó khăn tác động đến an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tớ

ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới

* Nhân tố trong nước

- Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH có nhiều thời cơ và thử thách. Đảng và Nhà nước phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để làm được điều đó, vấn đề quan trọng là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mỗi tổ chức đảng và chính quyền ở nông thôn ĐBSH đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển ngày càng sâu rộng, có nhiều mặt tích cực đồng thời cũng nảy sinh nhiều tiêu cực, nhất là trong tình hình nước ta hiện nay đang chịu ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế của thế giới và lạm phát trong nước, do đó thúc đẩy phân hoá xã hội nông thôn cả tích cực và tiêu cực, đặt ra yêu cầu cao đối với công tác đảm bảo an ninh nông thôn cả nước nói chung và nông thôn vùng ĐBSH nói riêng. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong hơn 20 năm qua thu được nhiều thắng lợi to lớn, nhưng cũng còn không ít hạn chế, khuyết điểm đang tác động đến công tác đảm bảo an ninh nông thôn cả nước và nông thôn vùng ĐBSH.

- Tình hình chính trị - xã hội, tâm lý, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến

công tác đảm bảo an ninh quốc gia nói chung và đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH nói riêng.

- Đảng và Chính phủ luôn quan tâm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội vùng ĐBSH, cụ thể như: Ngày 14 – 9 - 2005, Bộ Chính trị khoá IX đã thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định: Vùng ĐBSH có tiềm năng, lợi thế vượt trội và cũng là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển của cả nước, nhất là đối với khu vực phía Bắc, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cơ sở cần có quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, vượt qua những cản trở, thách thức, đồng thời triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước, đưa kinh tế vùng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ngày 05 – 5 - 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 490/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông - Nam Á và Châu Á. Theo đó, Vùng Thủ đô sẽ rộng gấp khoảng 13 lần Thủ đô hiện nay, phát triển theo hướng đô thị đa tập trung. Thủ đô Hà Nội có hướng phát triển không gian theo ba khu vực gồm: Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng, phía Bắc sông Hồng và khu vực phía Đông sông Hồng.

Ngày 29 - 5 - 2008 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 01 – 8 - 2008. Ngày 10 – 7 - 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 865/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình

nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế–xã hội của cả nước, đặc biệt là chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 trên quan điểm hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc và tính tới phát triển toàn tuyến đi châu Âu và các nước ASEAN.

* Nhân tố thế giới

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức là đặc điểm nổi bật nhất và là nhân tố tác động to lớn đối với các lĩnh vực hoạt động, trong đó có công tác đảm bảo an ninh quốc gia nói chung và đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH nói riêng.

- Thời kỳ mở rộng giao lưu, mở cửa, hội nhập, hợp tác quốc tế tạo nhiều cơ hội cho mỗi quốc gia, mỗi con người có điều kiện tiếp cận với văn hoá, văn minh nhân loại cũng như chịu tác động tiêu cực phản văn hoá của các thế lực thù địch. Địa bàn nông thôn là một trong những trọng điểm chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội, thay đổi định hướng XHCN của các thế lực thù địch và đang là trận địa tư tưởng nóng bỏng và phức tạp. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên nông thôn phải có tư duy năng động, bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, biết giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, luôn tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn hiểm độc của các thế lực thù địch. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH trong thời kỳ mới.

- Cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp ngày càng trở nên gay gắt, tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khôn lường. Các thế lực thù địch không hề từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam. Do vậy, vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia nói chung và đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH nói riêng luôn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định vai trò, uy tín của Đảng cầm quyền.

Như vậy, trong những năm tới, công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH được tiến hành trong điều kiện đất nước có nhiều chuyển biến sâu sắc, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu với các nước, đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập và trong quá trình thực hiện các cam kết của WTO, đó là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là một thách thức lớn đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH nói riêng. Những yếu tố tích cực và tiêu cực của quá trình đó đang đan xen nhau, tác động không nhỏ tới công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH. Phải nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về nội dung, đặc điểm của nhiệm vụ CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức vùng ĐBSH nói riêng, làm căn cứ để xác định yêu cầu, nội dung đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH .

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)