Thực trạng công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 59)

bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trước những diễn biến rất phức tạp của tình hình an ninh nông thôn ĐBSH, các lực lượng của hệ thống chính trị đã tiến hành hội nghị, xây dựng kế hoạch nhằm quán triệt tư tưởng chỉ đạo, quy trình công tác của bộ công an, chỉ thị, kế hoạch thực hiện của các Tỉnh ủy, thành ủy HĐND, và UBND các tỉnh thành phố vùng ĐBSH. Trong đó, Lực lượng CAND là lực lượng nòng cốt, chủ công trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ ANTT của từng địa phương đã chủ động nắm tình hình, tham mưu sắc bén , và đề xuất kịp thời với cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo các vấn có liên quan đến an ninh nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các cấp các nghành, đoàn thể tập trung giải quyết những điểm phức tạp, theo loại II, và theo loại III theo phương châm mà các Tỉnh, Thành đã chỉ ra: nhìn thẳng vào sự thật, sai đâu sửa đấy, ai sai người đó sửa, tỉnh chỉ đạo, huyện phải trực tiếp giải quyết, xã làm là chính, huyện và tỉnh hỗ trợ, làm rõ đúng sai, quy trách nhiệm, tiến hành một cách công khai, dân chủ.

Từ phương châm chỉ đạo của các tỉnh, thành ủy, lực lượng công an ĐBSH đã linh hoạt, sáng tạo đề ra phương châm của riêng mình, phù hợp với chức năng và thẩm quyền mà pháp luật đã quy định để thực hiện là: việc nào giải quyết được sớm phải tập trung giải quyết, không để lây lan phát thành “điểm nóng”, là việc của dân nên phải đi từ dân, dựa vào dân để giải quyết, đồng thời hết sức chú trọng đến vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở. Vì vậy, mấy năm gần đây đã tập trung giải quyết nhiều vụ việc có kết quả, như việc xây dựng trụ sở Huyện ủy ở Tế Tiêu (Mỹ Đức), vụ ông Kính ( Bình Minh-Thanh Oai), vụ sư Đàm Huệ vụ việc thuộc huyện Hoài Đức. Các điểm phức tạp như Quảng Bị ( Chương Mĩ), Hợp Thanh ( Mỹ Đức), Hữu Bằng ( Thạch Thất), Vân Nam ( Phúc Thọ), Đại Thắng ( Phú Xuyên) xã Văn Khê và phố Quang Trung ( Hà Đông), Quỳnh Hoa (Thái Bình), Kim Nỗ ( Hà Nội)… được tập trung cao độ lực lượng, phương tiện và các biện pháp nghiệp vụ để giải quyết, tình hình từng bước được ổn định, không để diễn biến phức tạp xảy ra “điểm nóng”. Công an tỉnh Hà Tây cũ đã chỉ đạo khởi tố 5 vụ án tại các điểm. Hợp Thanh, Hữu Bằng, Quảng Bị, Vân Nam, Đại Thắng và khởi tố 24 bị can, bắt 4/24 bị can để tiến hành điều tra làm rõ về hành vi vi phạm ANTT.

Lực lượng CAND đã tiến hành các mặt công tác, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ của nghành để tham giải quyết tranh chấp, khiếu kiện “ điểm nóng” góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và bảo đảm ANNT vùng ĐBSH nói riêng.

* Công tác nắm tình hình

Các đơn vị, nhất là PA38, PV24, PV28, PC13, các phòng chức năng BVNB và công an các huyện, thị xã tổ chức tốt công tác nắm tình hình phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh các mâu thuẫn trong nhân dân và trong cơ quan xí nghiệp để báo cáo, tham mưu đề xuất kịp thời, có hiệu quả.

Công tác nắm tình hình được tiến hành toàn diện từ trước, trong và sau khi giải quyết xong mâu thuẫn khiếu kiện, ở mọi giai đoạn, mọi thời điểm và

từng vụ việc ở từng địa bàn có những nội dung, yêu cầu nắm tình hình khác nhau.

Về thực trạng công tác nắm tình hình, tuy đã bộc lộ những nhược điểm như nắm tình hình chưa sâu, chưa toàn diện và chưa kịp thời; nhưng nhìn chung công tác nắm tình hình của lực lượng công an các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã) theo chức năng đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh nông thôn, thời gian qua đã có những tiến bộ và đạt được những kết quả đáng kể, kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền điều hành và kịp thời giải quyết 74 điểm phức tạp không để thành điểm nóng, giải quyết được 19 điểm nóng (tính đến tháng 7 /2008). Hầu hết các vụ việc phức tạp xảy ra, đã biết sớm và không bị động trước các vụ việc, có nhiều vụ việc đã xác định rõ nguyên nhân và báo cáo đề xuất cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các nghành chức năng của địa phương giải quyết ổn định nhanh tình hình, không để kéo dài, diễn biến phức tạp.

Nắm tình hình để tham mƣu cấp ủy đảng, chính quyền.

- Nắm chắc thực trạng tình hình hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở địa phương; diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên, đặc biệt những người giữ vị trí chủ chốt, có ảnh hưởng và uy tín ở địa phương như: bí thư, trưởng thôn, bí thư đảng ủy, trưởng công an xã... hội cựu chiến binh và hội người cao tuổi để trên cơ sở đó tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước củng cố đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh có đủ uy tín, năng lực lãnh đạo, quản lí và điều hành cơ sở.

- Nắm chắc các vấn đề có liên quan đến an ninh nông thôn, quá trình thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước ở cơ sở; những nguyên nhân, mầm mống phát sinh phát triển tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện và“ điểm nóng‟‟ ở những phường, xã, các huyện thị của tỉnh Hà Tây.

- Từ công tác nắm tình hình, tham mưu tỉnh ủy, thành ủy UBND tỉnh, thành có kế hoạch để chỉ đạo các cấp, các nghành trong địa phương tập trung

giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân theo các lĩnh vực; quản lí ngân sách xã, vốn quỹ hợp tác xã, xây dựng cơ bản và quản lí đất đai... Do vậy, đã huy động được sức mạnh tổng hợp với sự tham gia của các ngành nhằm giải quyết tình hình an ninh nông thôn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Làm rõ nguyên nhân của các mâu thuẫn phát sinh nội bộ nhân dân là vấn đề giải quyết đơn thư khiếu tố chậm, không dứt điểm, không triệt để, thiếu công bằng.... để giải quyết được vấn đề này, sau khi Bộ công an ban hành Chỉ thị số 08 kèm theo Quyết định 205, lực lượng công an đã chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch để chỉ đạo các cấp các nghành phải chấn chỉnh, uốn nắn các lệch lạc, sơ hở... trong phạm vi và lĩnh vực mình phụ trách, quản lí. Mặt khác, thường trực tỉnh tích cực chỉ đạo cụ thể, thường xuyên các huyện, thị tập trung giải quyết các trường hợp, các vụ đơn thư khiếu tố còn tồn đọng, có báo cáo kết quả, tiến độ, và nếu có vướng mắc thì phải đề xuất hướng để giải quyết.

Trên cơ sở chỉ thị số 08 và quyết định 205 của lực lượng công an các cấp ( huyện, quận; tỉnh, thành phố) đã chủ động, khẩn trương tiến hành điều tra cơ bản, rà soát, đối chiếu, phân loại chính xác địa bàn.

+Địa bàn có mâu thuẫn khiếu kiện + Địa bàn có mâu thuẫn phức tạp.

+ Địa bàn có mâu thuẫn phức tạp trở thành „điểm nóng‟.

Dựa trên kết quả phân loại địa bàn, lực lượng công an các huyện, thị vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phân công cụ thể các đồng chí có quyền uy chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo giải quyết và phải thường xuyên báo cáo thường trực của huyện, tỉnh về kết quả thực hiện ở từng khu vực nông thôn

Đối với những điểm mâu thuẫn phức tạp thì nhất thiết các đồng chí trong thường trực huyện ủy trực tiếp theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ, đôn đốc thường xuyên, kiểm tra cụ thể. Những điểm có mâu thuẫn gay gắt, kéo dài,

quy mô, vi phạm rộng thì tất nhiên phân công các đồng chí trong thường trực huyện ủy, HĐND và UBND huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo sâu sát, cụ thể sử lí kịp thời các vấn đề nảy sinh, vì vậy các mâu thuẫn đã được thu hẹp và chủ động từng bước tháo gỡ tận gốc ngay tại cơ sở.

Tham mưu đề xuất cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhanh chóng thành lập tổ chức công tác và đoàn thanh tra, kiểm tra theo pháp lệnh thanh tra đến cơ sở có tranh chấp, khiếu kiện, „điểm nóng‟ làm rõ nội dung sự việc, đảm bảo khách quan, trung thực để kết luận kịp thời, trả lời đầu đơn và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân nhằm từng bước làm ổn định tình hình chính trị- xã hội ở nông thôn.

Nắm tình hình công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.

- Lực lượng công an nhân dân các cấp nắm chắc tình hình ANNT, làm rõ nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn, xung đột... Trong nội bộ nhân dân để làm tốt công tác vận động quần chúng nói chung và vận động quần chúng cá biệt nói riêng, tiến hành đánh giá, nhận xét, phân loại quần chúng theo các tiêu chí của 3 loại: người tốt, lừng chừng, và số người ủng hộ khiếu kiện. Mặt khác lên danh sách, phân loại số người cầm đầu quá khích, từ đó có hình thức cảm hóa giáo dục, tấn công chính trị, đấu pháp, răn đe vô hiệu hóa, ly gián lôi kéo số đối tượng cầm đầu quá khích.

Công tác nắm tình hình về đối tượng cầm đầu qúa khích theo các nội dung, yêu cầu.

+ Về lai lịch gia đình, bản thân đối tượng, trình độ văn hóa, kiến thức xã hội, chính trị, đặc điểm tâm lý cá nhân, sở thích cá biệt, tiền án, tiền sự, các mối quân hệ quần chúng. Động cơ, mục đích và nguyên nhân dẫn đến cầm đầu khiếu kiện ( mâu thuẫn bất đồng về quan điểm, phương pháp làm việc, kèn cựa địa vị hoặc do bị vi phạm về quyền lợi về chính trị, kinh tế....).

Thu thập tài liệu chứng cứ, chứng minh những việc làm tốt cũng như những hành vi sai phạm của họ trên cơ sở đó khéo léo, khích lệ, động viên những việc làm tốt, đồng thời tế nhị phân tích cho họ thấy rõ những sai phạm

của bản thân gây ra hậu quả dẫn đến tác hại, ảnh hưởng không tốt đến đời sống nông thôn mà trong đó có lợi ích thiết thân của họ.

+Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, quan hệ của số cầm đầu quá khích, phát hiện được những mâu thuẫn cá nhân giữa các loại cầm đầu như: bất đồng về phương pháp, cá tính, cá nhân của đối tượng để ta lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn này, gây nghi ngờ giữa chúng với nhau

+ Qua công tác nắm tình hình trên cơ sơ tài liệu thu thập được về đối tượng cầm đầu quá khích, tiến hành phân loại làm rõ vị trí, vai trò, khả năng, điều kiện hoạt động, uy tín của họ đối với quần chúng nhân dân.

Các đơn vị công an thường xuyên nắm tình hình về vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, nhất là những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lội, chính sách của đảng, của nhà nước ở địa bàn. Tình hình tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; các mâu thuẫn trong nội bộ đảng, chính quyền...đề xuất cách giải quyết kịp thời.

Công tác điều tra cơ bản, đánh giá, phân loại.

Điều tra cơ bản, phân loại xã khu vực nông thôn nhằm đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác tình hình ANNT.

Tại các Tỉnh, Thành phố trong vùng, các đơn vị PA25, PA17, PA38, PV11, PV24, PV28,PC13, PC14, C15 và công an các huyện, thị xã tiến hành rà soát, thống kê phân loại chính xác các địa bàn ( kể cả trong cơ quan, doanh nghiệp) xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, các điểm phức tạp ở từng địa phương. Phân từng điểm theo ba loại: địa hình bình thường không có mâu thuẫn ; địa bàn có mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện và địa bàn có mâu thuẫn phức tạp.

Công an các huyện, thị xã xây dựng hồ sơ theo dõi ở tất cả các địa bàn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện; các điểm phức tạp, “điểm nóng”.

Đối với các điểm có dấu hiệu phức tạp và đã xảy ra phức tạp, các “điểm nóng” thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc ở phường, xã, thị trấn có liên quan đến các cơ quan xí nghiệp thì công an các huyện, thị xã phối hợp chặt

chẽ với phòng PA38 lập hồ sơ theo dõi, đề xuất kế hoạch, phương án giải quyết.

Những điểm phức tạp chỉ trong cơ quan xí nghiệp, các phòng chức năng bảo vệ nội bộ (PA17, PA25) lập hồ sơ, phân loại.

Theo sự phân công PA38 và PV11 công an các tỉnh, thành có trách nhiệm thống kê, lên danh sách và phân loại tất cả các điểm xảy ra mâu thuẫtro tranh chấp, khiếu kiện, điểm phức tạp, “ điểm nóng” trong phạm vi toàn tỉnh, thành nhằm đánh giá đúng tình hình, làm rõ nguyên nhân và đề xuất cấp ủy, chính quyền giải quyết dứt điểm tại cơ sở mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân.

Kết quả rà soát phân loại các điểm xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, điểm phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Tây [16]:

* Năm 1997 toàn tỉnh đã xảy ra 75 điểm.

Đã tập trung giải quyết ổn định 20 điểm và còn 55 điểm còn mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong đó phân loại.

Phức tạp cần tập trung giải quyết 9 điểm; có mâu thuẫn nội bộ nhân dân khiếu kiện 46 điểm ( bước đầu đã giải quyết ổn 15/46 điểm).

+ Trong tổng số 55 điểm gồm các loại:

- Cấm, Bán đất đai thẩm quyền: 17 điểm; tố cáo cán bộ tham nhũng, tiêu cực 15 điểm ; tranh chấp ranh giới 9 điểm; có liên quan tín ngưỡng, tôn giáo 9 điểm; loại khác là 5 điểm

* Số vụ phát sinh trong 6 tháng đầu năm 98.

Gồm 8 vụ, điểm xảy ra các địa bàn Thanh Oai: 2 vụ; Ứng Hòa 2 vụ; Ba Vì 1 vụ; Thạch Thất 1 vụ; Hà Đông 1 vụ; Chương Mĩ 1 vụ; có 9 điểm mâu thuẫn phức tạp cần tập trung giải quyết như: Xã Hợp Thanh (Mỹ Đức); Xã Phương Trung; Xã Thanh Oai; Xã Vân Cồn (Hoài Đức); Xã Lê Lợi ( Thường Tín); Xã Quảng Bị, Xã Tiên Phương ( Chương Mỹ); Xã Hữu Bằng ( Thạch Thất).

- Địa bàn xảy ra.

13/14 huyện, thị xã xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp.

*Phân loại xã có mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ( tính đến tháng 6/1999)

+Loại 1: xã, thị trấn bình thường ( Đảng, chính quyền, đoàn thể vững

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)