Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của nhân dân; giải quyết đúng đắn quan hệ về

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 77)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

3.2.1. Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của nhân dân; giải quyết đúng đắn quan hệ về

thôn, nâng cao mức sống của nhân dân; giải quyết đúng đắn quan hệ về đất đai; rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo; tăng cường đầu tư nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn ĐBSH

Giải quyết vấn đề an ninh nông thôn không chỉ có vấn đề giải quyết mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội, giải quyết mâu thuẫn địch - ta, mà cơ bản nhất là vấn đề xây dựng nông thôn mới, là vấn đề thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn, coi việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị và quan điểm công tác an ninh phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ của an ninh nông thôn là phục vụ và đảm bảo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn thắng lợi toàn diện. Chỉ có trên cơ sở thực hiện được nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì mới có cơ sở đảm bảo an ninh nông thôn và ngược lại an ninh nông thôn phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

An ninh nông thôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn trước hết phải bảo vệ sự thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn; bảo vệ các công trình công cộng, phúc lợi xã hội; bảo vệ thành quả sản xuất của nhân dân lao động.

Giữ vững ổn định nông thôn vừa là mục tiêu cần đạt được của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vừa là điều kiện đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt được những thắng lợi mới. Vì vậy, cần tránh 2 khuynh hướng:

Một là: Tuyệt đối hoá sự ổn định, chỉ coi trọng yếu tố ổn định, không dám triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội như: vấn đề tích tụ đất đai, chuyển đổi ruộng đất, kinh tế trang trại, xây dựng nhà máy chế biến nông sản thực phẩm ở nông thôn… Những chính sách này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì cho rằng những chính sách này có thể gây ra một số mặt trái, tác động đến an ninh nông thôn.

Hai là: Nhấn mạnh sự vận động phát triển là trên hết mà xem nhẹ, coi thường các yếu tố có thể dẫn đến mất ổn định, nhất là những vấn đề đụng chạm đến lợi ích của nhân dân ở nông thôn như vấn đề ruộng đất, điện, đường, trường, trạm, các loại thuế, lệ phí bất hợp lý và vấn đề dân chủ ở cơ cở; phủ nhận những gì đã tồn tại và là tiền đề cho sự phát triển trong những năm qua, thậm chí coi cái đã có, cái đang ổn định là mục tiêu để phá bỏ.

Hai vấn đề trền có quan hệ mật thiết với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau, quá nhấn mạnh một mặt đều có thể dẫn đến mất ổn định, dẫn đến sự rối loạn và hậu quả khó lường.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vai trò rất quan trọng, nhằm không những nâng cao mức sống cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn… góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển ở nông thôn.

Đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH trước hết phải gắn an ninh nông thôn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, đảm bảo sự ổn định nông thôn để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn và ngược lại chính thành quả của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự đảm bảo bằng vật chất và tinh thần cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Cần xây dựng, điều chỉnh các chính sách về nông nghiệp và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn, đảm bảo các chủ trương, chính sách đó được thực hiện đúng đắn, hạn chế được đến mức thấp nhất những sở hở, thiếu sót mà những phần tử xấu, cơ hội có thể qua đó lợi dụng làm giàu bất chính hoặc tham nhũng. Bao gồm:

Giải quyết đúng đắn quan hệ đất đai, giữa yêu cầu tích tụ hợp lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với chính sách "người cày có ruộng" . Một vấn đề đặc biệt phải lưu ý, tính toán giải quyết là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đô thị hoá phát triển nên đất đai trở nên có giá trị đặc biệt. Việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho dân và với những yếu tố trên, đất đai đã trở thành một loại "hàng hoá đặc biệt", đất đai là tài sản của Nhà nước, chỉ Nhà nước mới có quyền sở hữu, Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho dân, người được giao quyền sử dụng được quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng như hàng hoá có giá trị đặc biệt. Do tư lợi và không giải quyết thoả đáng vấn đề tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp nên đã phát sinh mâu thuẫn giữa nội bộ nông dân với nhau, giữa dân với chính quyền,

giữa đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũ và mới… Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tham nhũng tiêu cực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và vấn đề này hiện vẫn đang âm ỉ, khó giữ được ổn định nông thôn. Chính vì vậy các chế độ chính sách cần điều chỉnh khắc phục tính bất hợp lý, tính bất cập của vấn đề đất đai, giải quyết thoả đáng vấn đề "người cày có ruộng" với yêu cầu tích tụ đất đai cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phải kiểm soát, định hướng được việc tích tụ đất đai theo qui hoạch, kế hoạch cụ thể, khắc phục tình trạng tích tụ đất đai tự phát dẫn đến dân không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất nông nghiệp như vừa qua. Nhà nước cũng cần có chính sách hợp lý tạo điều kiện cho việc tích tụ đất đai ở đồng bằng sông Hồng, khắc phục tình trạng manh mún hiện nay, có như vậy mới đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ĐBSH.

Giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa vấn đề dân số, việc làm trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn sao cho hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong lúc nông nhàn ở nông thôn, cần "hết sức khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đó là những loại hình tạo nhiều việc làm nhất". Cần xây dựng và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn để thu hút lao động nông nghiệp vào lĩnh vực này theo phương châm "ly nông bất ly hương".

Chấn chỉnh vấn đề ngân sách và tài chính cho nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, khắc phục tình trạng đầu tư không cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp. Theo số liệu của Ban Kinh tế Trung ương, trong 10 năm qua việc đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn không thoả đáng, có sự mất cân đối lớn, trong khi 80% dân số sống ở nông thôn thì chỉ nhận được hơn 10% ngân sách đầu tư phát triển của cả nước, ngược lại 20% dân số đô thị và các khu công nghiệp tập trung khác lại nhận được gần 90% vốn đầu tư phát triển chung của Nhà nước, đây là gốc của sự phân hoá giàu nghèo. Một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực ngân sách, tài chính

là tình trạng "sổ chợ" do việc một thời gian dài Nhà nước xoá bỏ hệ thống kế toán ở cơ sở. Chính tình trạng xoá bỏ hệ thống kế toán đã góp phần làm cho tiêu cực phát triển, tham nhũng có đất để tồn tại và làm cho quần chúng nhân dân bất bình. Để góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính ở nông thôn, cần thiết phải lập lại hệ thống kế toán ở từng thôn, xã, xóm, việc thu chi phải có phiếu chi, phiếu xuất, phiếu thu rõ ràng, không để tình trạng "sổ chợ" như đã xảy ra vừa qua.

Kinh tế hộ gia đình thực sự là một động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhưng để tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì không thể không tăng cường hơn nữa vai trò của kinh tế Nhà nước (nhất là hệ thống tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp). Với vai trò hướng dẫn, mở đường và giữ đúng định hướng XHCN của kinh tế Nhà nước, thì chỉ có tác động của kinh tế Nhà nước mới có thể hình thành các vùng trung tâm phát triển kinh tế ở từng vùng, hình thành các thị trấn, thị tứ , vừa từng bước hiện đại hoá về kinh tế, vừa nâng cao rõ rệt từng bước về đời sống của nông dân.

Huy động đội ngũ trí thức nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khoa học kỹ thuật trở thành công cụ đặc biệt đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao mức sống nhân dân. Có chính sách đúng, khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo về phục vụ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và các lĩnh vực văn hoá xã hội khác, chỉ khi nào đội ngũ trí thức, khoa học kỹ thuật tham gia đông đảo và toàn diện về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì mới đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSH sớm bắt kịp trình độ các nước khác trong khu vực.

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, trước hết điện khí hoá và hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đảm bảo các loại xe cơ giới đến được từng vùng dân cư để phục vụ giao lưu kinh tế, hàng hoá và các mặt đời

sống văn hoá khác. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào giao thông phát triển thì nơi đó có điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và trình độ dân trí cao hơn, tiếp thu nhanh hơn tinh hoa của cuộc sống, tiếp thu nhanh hơn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn các địa phương khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương mình và ngược lại nơi nào vẫn co mình trong ốc đảo "sau luỹ tre làng" không mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá với các địa phương khác trong cả nước thì nơi đó cuộc sống vẫn co mình trong lạc hậu và đói nghèo.

Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân chính là điều kiện đảm bảo bằng vật chất cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn.

Tăng cường đầu tư nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn ĐBSH

Trình độ dân trí nông thôn hiện nay nói chung đã tăng nhiều so với trước đây, nhưng so với mặt bằng văn hoá ở đô thị và đặc biệt là so với yêu cầu đòi hỏi đi lên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nói chung còn rất thấp. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSH dứt khoát không thể chấp nhận tình trạng mặt bằng văn hoá nông thôn như hiện nay như khảo sát của Viện xã hội học đã kết luận. Để từng bước nâng cao trình độ dân trí góp phần ổn định nông thôn, cần thực hiện một số vấn đề sau:

Đầu tư cho giáo dục ở nông thôn. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng để khuyến khích những sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tự nguyện đến công tác ở nông thôn, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng đang có những khó khăn nhất định về giao thông và kinh tế, đời sống. Có chính sách miễn học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh nghèo không chỉ ở bậc tiểu học mà thậm chí cả ở bậc đại học để sau này chính con em ở nông thôn ra đi lại về công tác ở nông thôn.

Đầu tư cho hệ thống thông tin đại chúng ở nông thôn, đảm bảo mọi người dân được phổ cập mọi mặt về đường lối, chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm tổ chức làm ăn sản xuất giỏi ở các nơi, tiếp thu, hưởng thụ những giá trị văn hoá nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc; tiếp thu và nhận thức đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vấn đề đặc biệt liên quan trực tiếp đến an ninh nông thôn là thông qua hệ thống thông tin đại chúng để tuyên truyền giáo dục nhân dân hiểu được nội dung tinh thần và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, khắc phục được tình trạng dân chủ cực đoan.

Đầu tư phát triển nông thôn mới về văn hoá, nếp sống để mọi người phát huy bản sắc văn hoá truyền thống đùm bọc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và kiên quyết chống lại những hành vi đồi bại phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng như của địa phương.

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)