Thực trạng an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38 - 52)

năm 2000 đến nay

Vấn đề tranh chấp đất đai

- Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn ĐBSH diễn biến phức tạp, chủ yếu diễn ra dưới dạng mâu thuẫn, tranh chấp về quyền sử dụng đất đai; từ tranh chấp quyền sử dụng đất đai đã chuyển hoá thành các mâu thuẫn xã hội khác dẫn đến có nơi, có lúc chính quyền bị "vô hiệu hoá", các tổ chức

Đảng, đoàn thể hoạt động cầm chừng, tác động nghiêm trọng đến an ninh nông thôn. Qua theo dõi, thống kê các vụ việc phức tạp xảy ra ở nông thôn trong cả nước trong 10 năm ( từ năm 2000 đến ngày 31/5/2009) thì các vụ việc về quan hệ đất đai chiếm tỷ trọng lớn: Hà Nội 3885 vụ, Hà Tây 504 vụ, Nam Định 159 vụ ( Phụ lục 1)

Qua khảo sát tình hình thực tế từ các địa phương vùng ĐBSH cho thấy rằng: đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân luôn là vấn đề nhạy cảm ở nông thôn. Khi nhà nước thực hiện chế độ hợp tác hoá, đất đai là của chung toàn xã hội thì hầu như không mấy người quan tâm đến quyền sở hữu ruộng đất, không ai quan tâm đến việc sử dụng đất đai thế nào cho hợp lý (trừ một số người có tinh thần trách nhiệm được giao trọng trách quản lý). Mô hình quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn thay đổi liên tục trong nhiều năm nhưng quan niệm về chủ thể đích thực quản lý và sử dụng đất đai luôn bám chặt vào tâm lý của người nông dân, nhất là phần ruộng 5% và trên thực tế nhiều gia đình nông dân sống chủ yếu bằng ruộng 5%. Khi Nhà nước thực hiện chính sách khoán hộ, chủ trương giao đất ổn định và lâu dài cho nông dân thì họ thấy ngay lợi ích từ nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu này, vì vậy mà đã xảy ra tranh chấp đất đai, tranh chấp đòi được sản xuất trên ruộng đất của cha ông để lại đã giao cho HTX quản lý, được chọn mảnh ruộng tốt, gần nhà…

Tranh chấp đất đai diễn ra trên mấy dạng chủ yếu sau đây:

+Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa thôn này với thôn khác, làng này với làng khác, (mà những thôn, làng này có thể liên quan đến 2 xã, 2 huyện, hoặc 2 tỉnh). Đây là loại hình tranh chấp chủ yếu xảy ra ở các địa phương trong thời gian qua. Việc tranh chấp diễn ra cũng chủ yếu là việc một bên đòi được quyền sử dụng đúng ruộng đất trước khi góp vào HTX bậc cao, toàn xã với một bên mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, chính quyền địa phương đã "điều chỉnh" diện tích vốn là của bên này sang cho bên kia sản xuất để "thuận lợi cho công tác quản lý của UBND xã". Có thể chỉ ra rất nhiều những trường hợp tương tự nhưng nghiêm trọng nhất là vụ việc tranh chấp xảy ra giữa 2

thôn Tân Hưng và Bằng Giã của tỉnh Hải Dương. Khi xảy ra tranh chấp, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ chỉ đạo biện pháp giải quyết ổn định tình hình thì chi bộ ra nghị quyết không thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, do đó Tỉnh uỷ phải quyết định giải tán chi bộ thôn…

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nông dân các địa phương với các nông, lâm trường quốc doanh, đơn vị quân đội… Đây cũng là một loại hình tranh chấp chủ yếu và cũng xảy ra chủ yếu trong thời kỳ đầu khi thực hiện việc giao đất canh tác ổn định đến các hộ gia đình. Về thực chất việc tranh chấp này ngay từ đầu đã mang yếu tố tranh chấp giữa nông dân với Nhà nước (thông qua cơ quan đại diện Nhà nước ở địa phương).

+ Là việc đấu tranh đòi được đền bù với giá cao hơn so với qui định của Nhà nước khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng. Đây cũng là loại hình phổ biến, không chỉ xảy ra ở nông thôn mà cả ở các đô thị. Nông dân không phải không chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của họ để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và cũng không phải nông dân đòi hỏi quá đáng đến mức Nhà nước không thể không đáp ứng nguyện vọng của họ trong việc thu hồi quyền sử dụng đất. Ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác nên người nông dân đã kiên quyết giữ đất (mặc dù biết rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân) khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất mà không được đền bù thoả đáng (và thực tế, sau các cuộc đấu tranh gay gắt, Nhà nước đã đền bù ở mức cao hơn).

Tại Hưng Yên, một phụ nữ đã tự lăn xả vào gầu xúc của máy xúc thi công đường quốc lộ 5, cốt để giữ đất và được đền bù thoả đáng; tại Nam Hà, một số người dân đã ngồi lên máy xúc của công ty COVCE khi đang thi công mở rộng đường 1A với những khẩu hiệu quá khích, làm cho công trình phải dừng lại 5 ngày và công ty COVCE đã yêu cầu phạt phía Việt Nam hơn 1 tỷ đồng; ở xã Kim Nỗ (Đông Anh - Hà Nội) một số tên cầm đầu đã kích động được một bộ phận nông dân chống lại lực lượng thi hành công vụ. Đã có xe ô

tô, xe máy của các cơ quan, xí nghiệp bị đốt cháy, hàng trăm người bị thương và 1 nữ quân nhân bị chết. Nội bộ nhân dân Kim Nỗ bị phân hoá nghiêm trọng, tình làng, nghĩa xóm bị tổn thương, phải tốn nhiều công sức, thời gian mới chắp vá lại được.

Các vấn đề tham nhũng

Vấn đề tham nhũng ở nông thôn thể hiện dưới một số dạng chủ yếu sau đây: - Tự đặt ra nhiều khoản thu trái với qui định của Nhà nước và việc sử dụng các khoản thu đó không minh bạch, không công khai và lợi dụng để trục lợi. Qua khảo sát ở Thái Bình trước khi có Quyết định 279/QĐ-UB ngày 14/6/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trung bình mỗi xã có từ 23 đến 28 khoản thu, cá biệt có xã có tới 35 khoản thu, bổ vào đầu sào ruộng của nông dân. Có gia đình 5 người ở Thái Bình mỗi vụ đóng các khoản thu cộng lại trên dưới 7 tạ thóc, nhưng từ khi Uỷ ban nhân dân tỉnh chấn chỉnh lại các khoản thu thì chỉ phải đóng 2,2 tạ thóc/năm. Các khoản thu này về danh nghĩa đều có mục đích, được hội đồng nhân dân xã thông qua, nhưng không nằm trong qui định của Nhà nước, việc sử dụng rất tuỳ tiện, theo cách làm của cán bộ xã và có biểu hiện trục lợi. Nhiều nơi còn thu tăng các khoản thu bắt buộc như thuế, thuỷ lợi phí … tuy mỗi đầu sào ruộng chỉ thu thêm 1kg thóc nhưng tích luỹ nhiều năm lên đến hàng chục triệu đồng [51].

- Lợi dụng việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, đài liệt sĩ…) cán bộ xã móc ngoặc với bên trúng thầu khai tăng giá thành vật tư mua sắm, khai khống, lập chứng từ giả để rút tiền chia nhau. Tại Thái Bình, có công trình trạm y tế khi quyết toán gần 50 triều đồng, nhưng khi thẩm định lại (kiểm toán) thì chỉ sử dụng gần 30 triệu đồng để mua nguyên vật liệu và tiền công; hoặc ở xã Quỳnh Mỹ, khi làm đường bên thi công đã cùng với cán bộ xã "ăn bớt cả chiều dài, chiều rộng lẫn chiều sâu" nên khi thanh tra và kiểm toán đã bị yêu cầu nộp lại hàng trăm triệu đồng.

- Sử dụng sai nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho nông thôn để tham ô, trục lợi, chủ yếu là ăn bớt, ăn chặn, ăn cắp vốn đầu tư cho chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình 327, nước sạch nông thôn hoặc các công trình

phúc lợi công cộng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông thôn trong thời gian qua của Nhà nước là tương đối lớn. Tại Thái Bình, chỉ riêng công rình điện, đường, trường, trạm, với danh nghĩa Nhà nước và nhân dân cùng làm, Uỷ ban nhân dân nhiều xã thi đua "chạy" lên tỉnh, lên huyện xin duyệt kinh phí Nhà nước hỗ trợ địa phương làm đường. Họ cho rằng đây là kinh phí "trời cho", nên vung tay chi "lại quả" cho bên cấp vốn, có nơi việc "lại quả" và chia chác nhau lên đến 40% kinh phí được trên cấp. Nhiều xã xin vay, xin cấp vốn với số tiền 1 - 2 tỷ đồng là chuyện bình thường, hậu quả là địa phương không có khả năng trả nợ. Trong khi đó cán bộ chủ chốt của xã như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Bí thư Đảng uỷ xã, cán bộ tài chính, địa chính thì xây nhà, mua xe đời mới này chuyển sang đời khác, vợ cán bộ xã cũng thay đổi nếp sống, cách ăn mặc trở thành một tầng lớp vương giả ở nông thôn.[31]

Một hiện tượng khác là vốn huy động của nhân dân và vay ngân hàng danh nghĩa là sử dụng vào việc này nhưng thực tế sử dụng vào việc khác (gọi là chéo vốn) khá phổ biến ở nông thôn. Điển hình là xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách (Hải Dương), vốn huy động của dân mục đích dùng vào việc xây dựng mương nội đồng nhưng Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân và hợp tác xã nông nghiệp đưa sử dụng vào việc xây dựng trường học. Khi dân không thấy xây dựng kênh mương nội đồng thì cho là tham ô và lập ban chống tham nhũng để đấu tranh với chính quyền [53].

- Chiếm dụng đất công, chuyển nhượng quyền sử dụng đất công hoặc lợi dụng việc Nhà nước (cấp huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để qua đó thu tăng tiền sử dụng đất).

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, là phương tiện và nguồn sống của nông dân nên vô cùng quí giá. Trong thời gian qua, nhất là những năm 1996-1997 nhiều địa phương thực hiện việc bán đất ven đường giao thông để lấy tiền xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, như trường học, đường đi, trạm xá, trạm điện, đài liệt sĩ… không ít địa phương khi được cấp trên cho phép bán đất đã lợi dụng tăng diện tích đất bán hoặc khi cấp, bán cho người trong gia đình, họ hàng thì đo tăng diện tích được cấp, bán. Đây là hình thức tham nhũng phổ biến vừa qua ở nông thôn và thể hiện dưới một số dạng chủ yếu:

từ tháng 1/1993 - 4/1998 chủ tịch Uỷ Ban nhân dân và một số cán bộ của xã đã cấp đất trái thẩm quyền (không có quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh) 16.442m2, thu được số tiền là 484.308.400đ. Số tiền thu được đã đưa vào ngân sách xã 419.136.400đ; giao cho các thôn, xóm sử dụng 55.402.000đ; cá nhân sử dụng 9.770.000đ. Một điều đáng lưu ý là cả 3 khoản trên mặc dù được đưa vào ngân sách xã nhưng việc sử dụng thiếu minh bạch, dùng "sổ chợi" để ghi chép các khoản chi tiêu không rõ ràng.

Qua điều tra khảo tại 53 xã của tỉnh Nam Định, phát hiện 4888 hộ gia đình được chính quyền cơ sở giao, cấp đất trái thẩm quyền, với diện tích 98 ha. Qua kiểm tra đối với số hộ được cấp đất, đã có 4370 hộ/4888 hộ được giao đất trái thẩm quyền và đã vượt nền, làm móng, xây nhà cho thấy qui mô diện tích được giao sai trái như sau:

Dưới < 100m2

: 1429 hộ, diện tích 10,8 ha. Từ 101 m2

- dưới 200m2: 1332 hộ, diện tích 20,2 ha. Từ 201 m2

- dưới 300m2:997 hộ, diện tích 25,6ha. Từ 301m2

- dưới 500m2: 514 hộ, diện tích 19,1ha. Trên >500m2: 98 hộ, diện tích 7,6 ha.

Tổng số tiền mà 53 xã đã thu do giao đất trái thẩm quyền là 32,551 tỷ đồng (bình quân mỗi xã thu 614 triệu đồng - cá biệt có ;9 xã thu trên 1 tỷ đồng). Với số tiền thu được, các địa phương đã chi tiêu hết 31,360 tỷ đồng, chỉ còn lại 1,190 tỷ đồng do các hợp tác xã nông nghiệp thu theo chỉ đạo của Uỷ Ban nhân dân xã và dùng cho mục đích cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

Theo báo cáo của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Nam Định thì số tiền các địa phương ở cơ sở thu được do giao đất trái thẩm quyền khoảng gần 100 tỷ đồng.

+ Thu tăng tiền cấp đất cho dân: từ 1993 đến 1998, có địa phương ở Nam Định được phép cấp đất giãn dân cho 176 hộ, số tiền phải thu theo qui định là 153.996.000đ, nhưng thực tế địa phương này đã thu của các hộ trên với tổng số tiền là 636.066.200đ, tăng 482.076.200đ.[67]

Việc khiếu tố có đông ngƣời tham gia diễn ra phức tạp và vấn đề lợi dụng dân chủ trong khiếu tố để gây rối , xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Khiếu tố là một trong những hoạt động thực hiện quyền dân chủ của người dân, nhưng việc giải quyết khiếu tố của dân không đến nơi, đến chốn, dẫn đến dân bất bình, ảnh hưởng đến an ninh nông thôn là một vấn đề; mặt khác, việc lợi dụng quyền dân chủ trong khiếu tố được pháp luật ảnh hưởng đến an ninh nông thôn lại là vấn đề khác. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia. Nếu giải quyết tốt các vụ việc khiếu tố của dân sẽ thực hiện được công bằng xã hội, nội bộ dân đoàn kết và ngược lại nếu không giải quyết tốt khiếu tố của dân thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác mà ta chưa lường hết được.

Người nông dân có đặc tính là rất ít muốn va chạm, cực chẳng đã họ mới khiếu nại và tố cáo những hành vi tham nhũng và những vấn đề trái khoáy khác của cán bộ xã với cấp trên với lòng mong mỏi cấp trên sẽ xem xét. Tình trạng vừa qua là đơn từ khiếu tố của dân được giải quyết theo cách "kính chuyển" lòng vòng, dưới gửi lên trên vì "không đúng thẩm quyền giải quyết theo luật định", nhưng trên lại gửi xuống dưới để giải quyết "nội bộ" vì không cần thiết phải "đao to búa lớn" sợ mất cán bộ, không có người lãnh đạo ! Chính cách giải quyết lòng vòng, căn bệnh "kính chuyển" của bộ máy cồng kềnh làm cho người dân mất niềm tin vào bộ máy hành chính, quản lý của Đảng và Nhà nước.

Thực tiễn thời gian qua, tình hình khiếu tố ở khu vực nông thôn diễn ra rất phức tạp, cả về nội dung, tính chất và qui mô.

Về nội dung: Các vụ khiếu kiện, tố cáo của dân có rất nhiều vấn đề được đề cập, không chỉ là chuyện cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể, nhiều vấn đề thuộc về chính sách kinh tế - xã hội mà cả những vấn đề thuộc về pháp luật điều chỉnh. Hầu hết các vụ khiếu tố của dân trong thời gian qua tập trung vào vấn đề đất đai, như đòi lại nhà ở, đất ở bị Nhà nước quản lý qua các đợt cải tạo; khiếu nại về việc đền bù không thoả đáng khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất để phục vụ xây dựng các công trình công cộng như đường đi, gân golf, khu công nghiệp tập trung …

Về tính chất: Khiếu kiện diễn ra một cách thường xuyên, liên tục; vụ việc được khiếu tố qua nhiều thời gian, đan xen giữa cái mới và cái cũ, qua nhiều đời cán bộ nên tài liệu lưu trữ không đầy đủ. Khiếu kiện thường tập

trung vào dịp, có các hoạt động quan trọng của Đảng và Nhà nước như Đại hội Đảng, họp Quốc hội… những người khiếu kiện thường tập trung thành đám đông và dần dần liên lạc với nhau hình thành nhóm người có tính tổ chức.

Mâu thuẫn trong khiếu kiện thường chuyển hoá từ mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân hoặc với một tập thể nhưng sau đó theo thời gian đã chuyển hoá dần thành mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chính quyền. Những vấn đề về khiếu kiện khi được dân nêu ra nếu không giải quyết kịp thời hoặc

Một phần của tài liệu Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)