.Tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 26)

IV. Những nhận xét khác:

1.4.1.Tiềm năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội

- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố rất quan trọng mà chúng ta cần xác định trước khi ra quyết định đầu tư. Nó sẽ tác động đến địa điểm xây dựng các cơ sở công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...phân bổ và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Hay các mô hình đầu tư thâm canh, xen canh để phát triển nông nghiệp….

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khoáng sản: là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản... Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và các tổ chức công nghiệp. Quyết định loại hình công nghiệp tại địa phương.

+ Khí hậu và nguồn nước: Đặc điểm của thời tiết và khí hậu tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến hay các ngành nông – lâm – ngư nghiệp…

+ Tiến bộ khoa học công nghệ: đưa ra khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn nền kinh tế, làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành nông – lâm – ngư nghiêp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trở nên hợp lý, có hiệu quả cao... kèm theo những thay đổi quy luật phân bố sản xuất, làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành với công nghệ tiên tiến...

-Dân số và lao động: vừa là nguồn nhân lực vừa là người tiêu dùng. Nơi có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ...sẽ thu hút được các nhà đầu tư đến, phân bổ và phát triển các ngành cần nhiều lao động như công nghiệp chế biến hải sản, da giày, lắp ráp, may mặc hoặc trồng trọt, chăn nuôi... Nơi có nguồn lao động chất lượng cao sẽ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như hóa dầu, luyện kim...

- Kinh tế - xã hội:

+ Thị trường: Đóng vai trò như một chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả cơ cấu các ngành trong toàn bộ nền kinh tế.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư. Số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật. Cơ sở hạ tầng tốt, vững mạnh, thuận lợi về giao

thông có tác động lớn đến phân bổ các CCN, KCN, phát triển kinh tế địa phương như có cảng, có sân bay, gần quốc lộ, trục đường chính...

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 26)