IV. Những nhận xét khác:
2.3.2. Một số hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế
a. Chỉ tiêu GDP tăng thêm/ vốn đầu tư
Bảng 2.18. GDP tăng thêm/vốn đầu tư của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
GDP tăng thêm ( tr.đồng) 16.421 18.196 12.766 Vốn đầu tư (tr.đồng) 84.147 99.113 65.042 GDP tăng thêm/VĐT (%) 19,5 18,36 19,63
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP tăng thêm. Chỉ tiêu này ở huyện Phù Cát nói chung là không ổn định nhưng vẫn có xu hướng tăng. Năm 2014 tỷ lệ cao nhất là 19,63%, thấp nhất là năm 2013 đạt 18,36%. Thông qua chỉ tiêu này ta thấy rằng hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao do chỉ tiêu này vẫn còn quá thấp. Vì vậy, muốn thúc đẩy và phát triển kinh tế đòi hỏi huyện phải có giải pháp nào đó nhằm thu hút thêm vốn đầu tư cũng như làm gia tăng GDP của toàn huyện.
b. Hệ số ICOR
Hệ số ICOR ( Incremental Capital Ouput Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữa vốn đầu tư tăng thêm với GDP tăng thêm, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng trong kỳ. Như vậy, khi một đồng vốn bỏ ra để đầu tư có đạt được hiệu quả hay không sẽ được phản ánh trong hệ số ICOR.
Bảng 2.19. ICOR của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP % 54,53 57,45 35,1
Tốc độ tăng GDP % 10,64% 10,55% 6.89%
ICOR 5,125 5,45 5,09
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy chỉ số ICOR của huyện Phù Cát biến động qua các năm cụ thể năm 2012 là 5,125 tăng lên 5,45 năm 2013 và giảm xuống 5,09 năm 2014. Khi chỉ số ICOR tăng nhanh tức là hiệu quả đầu tư cũng sẽ sụt giảm mạnh và nếu ICOR giảm thì không đồng nghĩa với chất lượng đầu tư đã tăng lên. Vì vậy, có thể khẳng định hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phù Cát đang ngày càng trở nên hiệu quả mang lại lợi ích và những đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đầu tư ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào “chiều rộng “ nên rõ ràng hiệu quả của nó sẽ không cao và không tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Do đó mà huyện cũng không nằm ngoài điều đó. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng thì sự gia tăng của hệ số này vẫn là một điều đáng lo ngại.
c.Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư
Bảng 2.20. Giá trị sản xuất tăng thêm/ vốn đầu tư của huyện Phù Cát giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị:%
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
ΔGO 65.214 81.570 51.448
Vốn đầu tư 84.147 99.113 65.042
ΔGO/VĐT 77,5 82,3 79,1
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư cho biết một đồng vốn đầu tư đã bỏ ra sẽ tạo ra giá trị đầu tư là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, đầu tư càng hiệu quả.
Trong thời gian qua, chỉ tiêu này của huyện có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, hiệu quả đầu tư của huyện có xu hướng giảm. Đặc biệt là năm 2014, chỉ tiêu này sụt giảm một cách mạnh mẽ.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế của huyện, một chỉ tiêu cũng cần phải đề cập đến đó là chỉ tiêu hiệu quả xã hội của huyện, vì đầu tư không chỉ để phát triển kinh tế mà con phải nhằm cả mục đích phát triển xã hội.