IV. Những nhận xét khác:
2.3.1.1. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực
Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014 được thể hiện trong bảng 2.12.
Bảng 2.13. Giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: triệu đồng
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng giá trị sản xuất 2.119.489 2.413.908 2.733.623 -Nông- lâm – ngư nghiệp 806.346 857.134 919.456 -Công nghiệp – xây dựng 657.730 776.833 909.436
-Dịch vụ 655.413 779.941 904.731
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của huyện Phù Cát trong giai đoạn 2012- 2014 có xu hướng tăng. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành nông- lâm – ngư nghiệp có giá trị cao nhất vì đây là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Đứng thứ hai là ngành công nghiệp – xây dựng vì đây cũng là ngành nhận được vốn đầu tư đứng thứ hai trong tổng vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực.
Để thấy rõ được điều này, ta xét cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành, lĩnh vực của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014
Đợn vị: %
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng giá trị sản xuất 100 100 100
-Nông – lâm – ngư nghiệp 38,04 35,5 33,6
-Dịch vụ 30,93 32,3 33,1
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Trong giai đoạn 2012– 2014, giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất. Vì ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong giai đoạn này được chú trọng phát triển, là ngành nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong tổng vốn đầu tư nên giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Đứng thứ hai là ngành công nghiệp – xây dựng. Đây là ngành nhận được vốn đầu tư đứng thứ hai. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là ngành dịch vụ vì đây là ngành nhận được vốn đầu tư thấp nhất.
Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành tăng, giảm không ổn định. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt tỷ trọng cao nhất năm 2012 (38,04%) sau đó giảm xuống 35,5 % (năm 2013), năm 2014 lại giảm xuống còn 33,6%. Ngành công nghiệp – xây dựng thì giai đoạn 2012 – 2014 tăng đều năm 2012 là 31,03%, năm 2013 là 32,2% đến 2014 lại tăng lên 33,3%. Ngành dịch vụ tăng mạnh, tỷ trọng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm. Như vậy, ngành dịch vụ ngày càng được quan tâm và tạo ra nhiều giá trị sản xuất cho huyện. Còn ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, huyện cần phải đầu tư hơn nữa để nâng cao giá trị sản xuất.