IV. Những nhận xét khác:
3.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Cát giai đoạn 2016
Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu 5 năm ( 2016 - 2020) huyện Phù Cát có những thuận lợi cơ bản như: được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của UBND tỉnh trong việc đầu tư phát triển, các chính sách mới ban hành của Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân, tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng, kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực của giai đoạn và những năm trước tạo đà cho sự phát triển của huyện trong những giai đoạn tiếp theo.
Khai thác mọi tiềm năng, tranh thủ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo có hiệu quả, ổn định và bền vững. Tăng cường đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn ; triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững, cải thiện một bước đời sống nông dân. Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng an sinh xã hội; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc. Giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
• Trên lĩnh vực kinh tế:
Đối với các xã đồng bằng và thi trấn (các xã dọc Quốc lộ 1A, phía Bắc và phía Nam huyện): Tập trung phát triển đa ngành nghề; phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi; tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ …
Đối với các xã phía Tây: Quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp; chăn nuôi đại gia xúc; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình.
Đối với các xã ven biển: Tiếp tục phát triển du lịch, dịch vụ; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; phát triển kinh tế biển, gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch của tỉnh.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với phân bổ dân cư hợp lý theo quy hoạch và vùng kinh tế.
Tập trung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững:
Tập trung đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn nông nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với từng bước đô thị theo quy hoạch, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm là 6%. Phấn đấu chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo chỉ tiêu: trồng trọt và chăn nuôi 70%, lâm nghiệp 10%, thủy sản 20%.
Về trồng trọt: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, trong đó: duy trì diện tích sản xuất lúa 16.000 ha, phấn đấu đạt năng suất 58,5 tạ/ha, diện tích ngô 800 ha, năng suất đạt 60 tạ/ha. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; chuyển diện tích lúa bấp bênh sang các loại cây trồng cạn; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh một số loại cây trồng chủ yếu tạo giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích.
Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí, cùng với việc huy động các nguồn lực; tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố kênh mương, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi; khai thác nguồn nước để mở rộng diện tích sản xuất các loại cây trồng cạn. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học. Tiếp tục tăng cường và đổi
mới công tác khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.
Về chăn nuôi: Kết hợp mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại và bảo vệ môi trường. tiếp tục cải tạo và nâng cao chất lượng đàn gia xúc, gia cầm. Phấn đấu năm 2020, đưa đàn bò đạt khoảng 80.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 80%, đàn heo đạt 80.00 con, đàn gia cầm đạt khoảng 1 triệu con. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia xúc, gia cầm có hiệu quả.
Về thủy sản: Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, cả trong nuôi trồng, khai thác và chế biến. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đóng mới, sửa chữa tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. Đầu tư thâm canh diện tích nuôi tôm, cá nước lợ đạt hiệu quả kinh tế cao, gắn với việc bảo vệ, phát triển hệ sinh thái đầm ven biển.
Triển khai thực hiện “chương trình nông thôn mới ” một cách đồng bộ, trong đó cần tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện một bước đời sống, gắn với việc thực hiện có kết quả đề án “ phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015 định hướng 2020”.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng hóa tăng khả năng cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 22%.
Tập trung hoàn toàn giải phóng mặt bằng và thúc đẩy nhà đầu tư hoàn thành xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội. Hoàn chỉnh và củng cố quy hoạch chi tiết, triển khai GPMB và xúc tiến đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cát Trinh. Kêu gọi các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Hội, Khu công nghiệp Cát Trinh, Cụm công nghiệp Cát Nhơn.
Tranh thủ tối đa chính sách khuyến công, kích cầu, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh
nghiệp đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên bố trí vào các Cụm công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, nhất là lao động ở nông thôn.
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô, từng bước phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với công nghệ cổ truyền tạo ra các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng mỹ nghệ đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Phát triển nhanh, đa dạng các hoạt động dịch vụ:
Quy hoạch, nâng cấp, mở rộng, phát triển mạng lưới chợ nông thôn. Tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng Chợ Phù Cát trở thành trung tâm thương mại của huyện. Xây dựng các cụm thương mại, dịch vụ ở Cát Tiến, Cát Khánh, Chợ Gồm, Cát Lâm … góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ để thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ có nguồn thu lớn như dịch vụ vân tải, bưu chính viễn thông, du lịch, tín dụng, ngân hàng, cảng cá Đề Gi, làng nghề truyền thống. Củng cố, nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là dịch vụ cung ứng đầu tư, phân bón, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi … và đặc biệt chú trọng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Phát huy tối đa điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, thắng cảnh, khuyến khích nhân dân và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các dự án du lịch. Tập trung phối hợp xúc tiến, thúc đẩy các chủ đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác khu du lịch: Vĩnh Hội, nghỉ dưỡng suối khoáng Chánh Thắng, suối nước nóng ở Cát Khanh, di tích lịch sử Núi Bà (Hòn Vọng Phu), chùa Phong Linh, chùa Ông Núi, biển Trung Lương, suối khoáng Hội Vân …
Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:
Tranh thủ ngoại lực, phát huy tối đa nội lực bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước và trong nhân dân để tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Về đầu tư xây dựng cơ bản, cần ưu tiên tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thực sự bức thiết
về giao thông, thủy lợi, phòng chống thiên tai, các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Thực hiện và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng: Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và quy hoạch sản xuất các xã trên địa bàn huyện đảm bảo thực hiện mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 - 2020. Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng mở rộng thị trấn Ngô Mây theo hướng phát triển trở thành đô thị loại IV; phát triển khu vực Chợ Gồm, Đề Gi theo quy mô đô thị loại V; phối hợp triển khai thực hiện xây dựng phát triển Cát Tiến thành đô thị theo quy định của tỉnh. Quy hoạch hậu cần cảng cá Đề Gi, phối hợp tham gia xây dựng khu neo đậu, tránh trú bão đầm Đề Gi lên cấp vùng.
Tăng cường sự quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng phù hợp với sự phát triển ổn định và bền vững. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về xây dựng, nhất là các trường hợp vi phạm xây dựng liên quan đến an toàn giao thông đô thị.
Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên - khoáng sản, bảo vệ môi trường:
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lồng ghép với các yêu cầu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu của huyện, các xã, thị trấn phải làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020.
Tổ chức quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, khoáng sản ngay từ cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết ngay từ đầu những trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và vận động, giải thích để nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Pháp luật trên lĩnh vực đất đai. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo cho người sử dụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật.
Chỉ đạo phối hợp thực hiện tốt giao đất cho hộ gia đình, cá nhân chưa có đất, hạn chế tình trạng vi phạm đất đai. Xem xét, giao đất cho tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phải gắn liền với yêu cầu cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xử lý rác thải, vệ sinh môi trường theo cam kết đã đăng ký. Các xã, thị trấn tập
trung quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của địa phương mình để phục vụ nhu cầu thu gom, xử lý rác thải trong các khu dân cư.
Thực hiện thu chi ngân sách, đảm bảo dự toán ngân sách hàng năm:
Tăng cường quản lý tài chính - ngân sách. Tiến hành đồng bộ các biện pháp để thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, đồng thời khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 10% trở lên, đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; đảm bảo quản lý, kiểm soát thu, chi ngân sách theo đúng luật ngân sách.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, nhất là ở cơ sở. Thực hiện dân chủ, công khai thu, chi ngân sách và các nguồn tài chính huy động trong nhân dân. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh để đầu tư phát triển.
Các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân tích cực huy động các nguồn vốn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh
Về hoạt động của hợp tác xã:
Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, kiên quyết giải thể các HTX yếu kém, tồn tại mang tính hình thức. Khuyến khích và tạo điều kiện hình thành, phát triển đa dạng các loại hình kinh tế hợp tác. Tiếp tục rà soát - bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn của các HTX dịch vụ điện cho ngành điện quản lý, đề đủ điều kiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa giảm tổn thất tiêu hao điện năng.
• Trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội
Về giáo dục - đào tạo:
Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, trong đó: dạy làm người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, sử dụng, bố trí cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Phối
hợp chặt chẽ 3 môi trường trong giáo dục, phấn đấu tỷ lệ học sinh khá giỏi, tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước, hạn chế và tiến tới đẩy lùi tình trạng học sinh bỏ học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong trường học. Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp. Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở một cách bền vững. Thực hiện dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp cho học sinh, mở rộng, liên kết đào tạo dạy nghề. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ nhu cầu lao động tại các khu, cụm công nghiệp.
Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, quản lý, bảo quản và chế biến sản phẩm nhất là sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính từ huyện đến xã, thị trấn. Internet và thực hiện giao nhận văn bản thông thường qua hộp thư điện tử;