Đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 43)

IV. Những nhận xét khác:

2.2.2.2.Đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của huyện giai đoạn 2012-2014 chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện ( chưa đến 10% ). Năm 2013, lượng vốn đầu tư đạt cao nhất với 5.752 tr.đồng, tăng 302 tr.đồng so với năm 2013, thấp nhất là năm 2014 2.135 tr.đồng. Ngày nay, hoạt động khoa học công nghệ đã và đang được quan tâm nhiều hơn, tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường từng bước. Các công trình khoa học công nghệ, phần lớn là các nhiệm vụ khoa học công nghệ được lựa chọn có ý nghĩa thiết thực, đã hướng vào giải quyết các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra.

Với sự đầu tư kinh phí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, phòng Khoa học công nghệ đã phối hợp với các phòng, ban, ngành khác nghiên cứu, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Nhiều biện pháp canh tác tiến bộ đã được nghiên cứu áp dụng thành công ở một số xã, nhiều giống lúa lai, thuần, cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu… và nhiều giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng tốt đã được nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn để bổ sung vào cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong huyện.

Nhiều đề tài dự án tham gia vào việc giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường như xử ký nước thải bệnh viện, chôn lấp rác thải sinh hoạt…Áp dụng lò gạch liên tục kiểu đứng thay thế lò gạch thủ công, phát triển phong trào năng suất xanh ở các làng nghề, các xã trong huyện, được nhân dân đồng tình đã mang lại kết quả thiết thực.

Trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn này cũng được huyện đầu tư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệ đúc gang, thép chịu mài mòn, xây dựng lò gạch liên tục kiểu đứng cho bà con trong tỉnh; cải tiến máy cày, áp dụng cơ giới hoá sản xuất trên đồng ruộng…

Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã tổ chức triển khai nhiều dự án như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho các cán bộ trong huyện… Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng và duy trì Website nhằm giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho huyện, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹ thuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vốn đầu tư như vậy vẫn còn quá nhỏ bé, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện. Vì vây, muốn cho khoa học kỹ thuật xâm nhập sâu hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống xã hội cần phải đầu tư hơn nữa cho các công tác nghiên cứu, ứng dụng đồng thời có những chính sách phù hợp thu hút nhân tài về làm việc và phục vụ cho huyện.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 43)