Công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 27)

IV. Những nhận xét khác:

1.4.3.Công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư

Hoạt động khuyến công được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển và có ảnh hưởng nhiều tới quá trình đầu tư phát triển các ngành ở nước ta. Tuy nhiên công tác khuyến công ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Công tác xúc tiến đầu tư cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng không thể thiếu trong công việc đầu tư phát triển hiện nay của nước ta. Hoạt động xúc tiến đầu tư được xem là rầm rộ nhưng hiệu quả chưa cao vì còn thiếu thông tin, tiền đầu tư và cả sự hợp tác thống nhất giữa các tổ chức xúc tiến của các địa phương.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN PHÙ CÁT GIAI ĐOẠN 2012-2014 2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Phù Cát

2.1.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tư phát triển kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hoài Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đông giáp biển Đông và có chiều dài 35 km và chếch về phía Đông Nam huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.

Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49km2, dân số trung bình 194.100 người, mật độ dân số 286 người/km2. Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Lâm, Cát Sơn.

Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân và 01 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và khu phố.

Diện tích tự nhiên : 67.854,8 ha. Trong đó : + Đất nông nghiệp : 19.294,43 ha.

+ Vườn tạp : 2.579,1 ha. + Rừng tự nhiên : 10.256,9 ha + Đất lâm nghiệp có rừng : 15.534,3 ha.

Địa hình và đất đai:

Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chuyên trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh; vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp; ngoài ra còn có các vùng đầm ven biển thuộc Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành.

Đất đồi rừng Phù Cát tuy rộng chiếm 2/3 diện tích tự nhiên nhưng bạc màu - rừng Phù Cát có một số lâm sản có giá trị như: dầu rái, song mây, trắc gai, trầm, dược liệu… có thể phát triển cây công nghiệp như đào - xoài - dừa - mía - chè nếu đầu tư tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản như ti-tan, cao lanh, sắt, đá ốp lát… và có 2 suối nước khoáng (Hội Vân - Chánh Thắng ) phù hợp cho khai thác nước suối tinh khiết và du lịch sinh thái.

Đất nông nghiệp (trồng trọt ) 19.294 ha, chiếm 28,5% quỹ đất tự nhiên, đảm bảo ổn định lương thực trong vùng.

Sông ngoài:

Về sông ngòi,đáng kể nhất là sông Đại An (thuộc hệ sông Côn) nối từ Cát Tường - Cát Nhơn đến Cát Chánh rồi đổ ra Đầm Thị Nại. Sông La Tinh bắt nguồn từ Hội Sơn, đổ ra đầm Đề Gi, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cát với huyện Phù Mỹ. Đây là hai con sông rất quan trọng đối với huyện vì nó phục vụ nước tưới cho cây trồng, đem lại phù sa cho các cánh đồng.

Bờ biển Phù Cát dài hơn 30 km với cửa lạch Đề Gi, đầm nước ngọt thuận lợi cho tàu thuyền ra vào neo đậu và nhiều bãi ngang, đảo san hô ven bờ với những loài hải sản ngon và có giá trị xuất khẩu như tôm hùm, cá nhám chim, nước mắm cá cơm, muối Đề Gi, cá chua, rau câu… được người dân tiêu dùng ưa thích. Đầm Đạm Thủy với diện tích 1600 ha với hệ sinh thái ven biển tiêu biểu đồng thời nối liền giao thông biển qua cửa Đề Gi và tạo nên cảng biển có giá trị.

Giao thông:

Phù Cát có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy ngang qua 3 xã và trung tâm huyện lỵ với chiều dài 18 km; có các trục đường tỉnh lộ 633, 634, 635, 640B và 639 nối liền các xã với huyện và các huyện lân cận đã được nâng cấp mở rộng, nhựa hoá và đi lại thông suốt. Đặc biệt có sân bay dân dụng nối liền Phù Cát - Bình Định với nhiều miền của đất nước - Cửa lạch Đề Gi tuy nhỏ nhưng rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào trú bão, mua bán sản phẩm và sẽ là cảng biển thứ 2 của Bình Định sau Quy Nhơn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là Phù Cát và Khánh Phước.

Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử:

+ Danh lam thắng cảnh: có Đạm thuỷ Hà Lưu, Vọng Phu Thiên cổ, Linh Phong Mai Tăng, khoáng tuyền Hội Vân…

+ Di tích lịch sử: Tân phủ Càn Dương, thành Chánh Mẫn, Ao Vua, Gò Kho, Hòn Chè - Hòn nọc…

Ngoài ra, Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát, gạch ngói, làng muối (Trung An, Gia Thạnh, Đức Phổ- Cát Minh), nước mắm cá cơm (Đề Gi- Cát Khánh), đá mỹ nghệ (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng), nón ngựa và bánh tráng làng nghề Phú Gia( Cát Tường), làng dệt chiếu ( Cát Tiến)

Huyện Phù Cát hiện có 5 khu và cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Khu công nghiệp Hòa Hội, Khu công nghiệp Cát Trinh, cụm công nghiệp Gò Mít, cụm công nghiệp Cát Nhơn, cụm công nghiệp Cát Hải. Đã có 230 công trình được đầu tư xây dựng, có 27 dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở cụm công nghiệp Gò Mít 23 dự án, 3 dự án ở cụm công nghiệp Cát Nhơn, 1 dự án ở Cát Trinh.

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên mà tạo hóa ban cho, huyện Phù Cát có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là động lực rất lớn cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn thực hiện thuận lợi và có kết quả cao. Trước hết là phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy – hải sản, trồng rừng; phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với mặt bằng rộng rãi, nguyên vật liệu phong phú; phát triển về thương mại, du lịch, các loại dịch vụ với nhiều thắng cảnh đẹp, hệ thống giao thông thuận tiện; phát triển mạnh về nguồn nhân lực.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế

Huyện Phù Cát là huyện có nhiều điều kiện địa lý, tự nhiên và giao thông khá thuận lợi, huyện đã và đang trở thành nơi giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Bình Định.

Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có, kinh tế của huyện duy trì được mức tăng trưởng trong có cấu tăng trưởng toàn tỉnh. Tổng sản phẩm giai đoạn 2012- 2014 trong huyện tăng bình quân là 10,7 %. Quy mô kinh tế của huyện tăng lên đáng kể.

Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm, chưa rõ nét, cơ cấu nông – lâm – (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ từ: 38,04%; 32,3%; 28,7% ( năm 2012) sang 33,6%; 36,7%; 29,7% ( năm 2014). GDP bình quân/người tăng từ 975USD năm 2012 lên 1024 USD năm 2013 và năm 2014 là 1272 USD.

Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tích cực theo hướng nâng dần tỷ trọng vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, phản ánh khả năng huy động vốn đa dạng các nguồn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là hạ tầng phúc lợi cộng đồng. Vốn đầu tư ngoài nhà nước ngày càng phát huy vai trò tích cực, đóng góp vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất kinh doanh và bước đầu tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.

Kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước tăng 12%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người 21,1 tr.đồng năm 2012 tăng lên 28,1 tr.đồng năm 2014 vì thế mà đời sống vật chất tinh thần nhân dân tăng lên đáng kể nhất là nhân dân miền núi khó khăn.

Văn hóa – xã hội:

Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như chùa Ông Núi, tượng đài anh hùng Ngô Mây, suối nước nóng Hội Vân…

Huyện Phù Cát còn là cái nôi của rất nhiều làng nghề nổi tiếng trong tỉnh như làng nón ngựa Phú Gia, làng dệt chiếu Cát Tài, làng đan lát và đá mỹ nghệ, làng bún…Sản phẩm của các làng nghề truyền thống thể hiện sự sáng tạo, khéo léo và tài hoa của những con người xứ “ nẫu” được khách hàng trong tỉnh và cả nước rất ưa chuộng.

Phù Cát là nơi rất giàu truyền thống hiếu học, trong những năm qua tại các làng, xã, thị trấn phát động rất nhiều cuộc bình chọn gia đình hiếu học, làng hiếu học hay dòng họ hiếu học. Phong trào ngày càng góp phần khuyến khích nền giáo dục huyện nhà ngày càng phát triển sâu rộng trong nhân dân, góp phần nâng cao tri thức của những chủ nhân tương lai đất nước.

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cả về vật chất lẫn tinh thần, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể 15,34% ( năm 2012), 9,34% ( năm 2014). Tại các xã, thôn, khu dân cư đều được tỉnh hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa, thư

viện, tủ sách và duy trì các hoạt động thường xuyên, có chất lượng, lôi cuốn được đông đảo nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng. Công tác giáo dục và đào tạo đạt một số kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện mục tiêu quốc gia, đã hoàn thành phổ cập THPT trong năm 2012. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. An ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

Dân số - Lao động

Dân số: 194.100 người, trong đó nữ 100.200 người, mật độ dân số 286 người/km2. Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Lâm, Cát Sơn.

Cơ cấu dân số huyện Phù Cát nằm trong nhóm dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào, với số người trong độ tuổi lao động chiếm 62,2% tổng dân số. Đây thực sự là nguồn lực lớn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. Hiện nay, toàn huyện 89,9% dân số sống ở nông thôn, nhưng lực lượng lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm hơn 65% trong tổng số lao động, mặt khác số lao động qua đào tạo lại chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 37% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít… đó là cản trở lớn trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt được phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các xã trong địa bàn và các tỉnh thành lân cận.

Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Phù Cát có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy ngang qua 3 xã và trung tâm huyện lỵ với chiều dài 18 km; có các trục đường tỉnh lộ 633, 634, 635, 640B và 639 nối liền các xã với huyện và các huyện lân cận đã được nâng cấp mở rộng, nhựa hoá và đi lại thông suốt. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía Bắc đã và đang mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm

bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

Hệ thống cấp thoát nước

Trong nhiều năm qua, ngành cấp thoát nước huyện liên tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường ống dẫn nước. Công tác cấp thoát nước đô thị được đầu tư một cách hệ thống với việc bàn giao đưa vào sử dụng Nhà máy cấp nước ODA; đang tiến hành xây dựng các trạm cấp nước các xã Cát Trinh, Cát Tài, Thị trấn Ngô Mây…; triển khai đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa như Cát Lâm, Cát Sơn; hoàn thành đầu tư xây dựng mở rộng kênh mương từ hồ thủy điện Định Bình ( Vĩnh Thạnh) vừa cung cấp nước tưới tiêu vừa là hệ thống thoát lũ vào mùa mưa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống cấp thoát nước của huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải chưa hoàn chỉnh. Phần lớn lượng nước thải xả trực tiếp vào các kênh mương, ao hồ gây nguy cơ ô nhiễm cao.

Nói chung ở huyện cơ sở hạ tầng cung cấp nước và hệ thống cấp thoát nước so với các cơ sở hạ tầng khác còn kém phát triển. Trước mắt và cả tương lai cần phải có những nguồn vốn đầu tư, ưu tiên tập trung giải quyết và cải thiện về vấn đề này.

2.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cát giai đoạn 2012-2014 2012-2014

2.2.1. Tình hình thực hiện quy mô vốn đầu tư phát triển

Quy mô vốn đầu tư phát triển được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, nguồn vốn này bao gồm có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huyện Phù Cát giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng vốn đầu tư phát triển Tr.đồng 84.147 99.113 65.042

Nguồn vốn địa phương ” 43.824 48.113 27.325

% so với tổng mức đầu tư % 52,08 48,54 42,01

Nguồn vốn TW, tỉnh hỗ trợ Tr.đồng 40.323 51.000 37.717 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% so với tổng mức đầu tư % 47,92 51,46 57.99

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyền Phù Cát

Tổng vốn đầu tư phát triển huyện Phù Cát có sự biến động qua các năm. Năm 2012 là 84.147 tr.đồng nhưng qua năm 2013 tăng đáng kể lên 99.113 tr.đồng.

Nguyên nhân là do trong năm 2013, huyện tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng, sữa chữa cơ sở hạ tầng và tuyến đường giao thông nông thôn từ đó đã thu hút thêm rất nhiều vốn đầu tư trong đó có nguồn vốn do tỉnh và trung ương hỗ trợ là 51.000 tr.đồng chiếm 51,46% so với tổng mức đầu tư. Năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển giảm xuống còn 65.042 tr.đồng trong đó nguồn vốn địa phương là 27.325 tr.đồng chiếm 42,01 % tổng mức đầu tư, còn tổng vốn do tỉnh và trung ương hỗ trợ đạt 37.717 tr.đồng chiếm 57,99% trong tổng mức đầu tư.

Trong những năm tới, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh là sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, huyện còn tập trung đầu tư một số khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Nhơn Mỹ, xây dựng cụm công nghiệp Cát Hiệp…và thương mại dịch vụ khu vực như Chợ Gồm( Cát Hanh), Đề Gi( Cát Khánh)…Như vậy, nguồn vốn đầu tư cần thiết là khá lớn, nhiệm vụ huy động vốn trong những năm tiếp theo là hết sức nặng nề. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển xã hội kinh tế huyện Phù Cát tỉnh Bình Định (Trang 27)