Vi phạm pháp luật vμ trách nhiệm pháp lý 1 Vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 45)

1. Vi phạm pháp luật

a. Khái niệm

Hành vi của con ng−ời đ−ợc phân thành hai loại là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Hành vi hợp pháp còn đ−ợc gọi là hành vi pháp luật, tức là những hành vi tuân thủ, thực hiện đúng những qui định của pháp luật. Hành vi bất hợp pháp gọi là hành vi vi phạm pháp luật. Đó là những hành vi không phù hợp với những qui định của pháp luật.

Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động), trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội đ−ợc pháp luật bảo vệ.

b. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm:

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm

pháp luật, nó bao gồm các dấu hiệu: Hành vi trái pháp luật; hậu quả (thiệt hại về vật chất và tinh thần mà xã hội phải gánh chịu); quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả; thời gian, địa điểm, ph−ơng tiện vi phạm...

- Mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật: Là lỗi của ng−ời vi phạm pháp luật d−ới hình thức cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), hoặc vô ý (vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả), động cơ, mục đích vi phạm.

- Chủ thể của vi phạm pháp luật: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật

và năng lực hành vi.

- Khách thể của vi phạm pháp luật: Là những quan hệ xã hội đang đ−ợc pháp luật bảo vệ nh−ng lại bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

c. Phân loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có nhiều loại và th−ờng đ−ợc chia thành:

- Vi phạm hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cao nhất, gây thiệt hại lớn cho xã hội.

- Vi phạm hành chính: Là hành vi ít nguy hiểm hơn và gây thiệt hại nhỏ hơn so với tội phạm.

- Vi phạm dân sự: Là những hành vi vi phạm pháp luật dân sự nh−: Vi phạm hợp đồng dân sự, vi phạm nghĩa vụ dân sự.

- Vi phạm kỷ luật: Là vi phạm kỷ luật nhà n−ớc, chỉ do các cán bộ, viên chức trong nội bộ bộ máy nhà n−ớc thực hiện.

2. Trách nhiệm pháp lý

a. Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà n−ớc và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà n−ớc có quyền áp dụng các biện pháp c−ỡng và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà n−ớc có quyền áp dụng các biện pháp c−ỡng chế có tính chất trừng phạt đ−ợc qui định ở các chế tài qui phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.

Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý chính là những biện pháp bảo đảm trong thực tế tính c−ỡng chế của pháp luật.

b. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:

- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Chỉ khi có vi phạm pháp luật mới áp dụng trách nhiệm pháp lý.

- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà n−ớc hoặc ng−ời có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm đã có hiệu lực pháp luật.

- Các biện pháp trách nhiệm pháp lý là một loại biện pháp c−ỡng chế nhà n−ớc đặc thù: Mang tính chất trừng phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại và đồng thời đ−ợc áp dụng chỉ trên cơ sở những qui định của cơ quan hoặc ng−ời có thẩm quyền. Cần l−u ý rằng các biện pháp trách nhiệm pháp lý không chỉ mang tính chất trừng phạt mà còn có ý nghĩa giáo dục rất to lớn. Hiệu quả giáo dục của các biện pháp này có thể đạt đ−ợc và đ−ợc nâng cao chỉ khi chúng đ−ợc qui định hợp lý, đ−ợc áp dụng nghiêm chỉnh và đúng đắn.

c. Phân loại trách nhiệm pháp lý: Mỗi loại vi phạm pháp luật có một loại trách nhiệm pháp lý t−ơng ứng: pháp lý t−ơng ứng:

- Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với tội phạm.

- Trách nhiệm hành chính: Là dạng trách nhiệm áp dụng đối với hành vi ít nguy hiểm hơn tội phạm, thủ tục xử lý cũng đơn giản hơn và có nhiều cơ quan (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà n−ớc) có quyền ra quyết định xử phạt.

- Trách nhiệm dân sự: Chủ yếu mang tính chất bồi hoàn bởi chủ thể bên này cho chủ thể bên kia về những thiệt hại đã gây ra cho bên kia do vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.

- Trách nhiệm kỷ luật: Đ−ợc áp dụng đối với những vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan. Các loại trách nhiệm pháp lý đều có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà n−ớc và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc xác định chính xác từng vi phạm để áp dụng đúng loại biện pháp trách nhiệm pháp lý thích hợp với hình thức và mức độ hợp lý có ý nghĩa vô cùng to lớn, tr−ớc hết trong việc nâng cao hiệu quả pháp luật, bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà n−ớc.

d. Vai trò của trách nhiệm pháp lý trong cơ chế điều chỉnh pháp luật

Vi phạm pháp luật xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của cơ chế điều chỉnh pháp luật, làm giảm hiệu quả của cơ chế, thậm chí “vô hiệu hoá cả cơ chế”. Vì vậy, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, trách nhiệm pháp lý là ph−ơng tiện để xóa bỏ hiện t−ợng vi phạm pháp luật và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh pháp luật hoạt động bình th−ờng.

ch−ơng V

Luật Hiến pháp vμ luật hμnh chính

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 45)