Luật tố tụng hình sự 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 61)

1. Khái niệm

a. Khái niệm tố tụng hình sự và luật tố tụng hình sự

* Khái niệm tố tụng hình sự: Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ng−ời tiến hành tố tụng và ng−ời tham gia tố tụng, các cá nhân, các cơ quan nhà n−ớc và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo qui định của luật tố tụng hình sự.

* Khái niệm luật tố tụng hình sự: Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa những ng−ời tiến hành tố tụng và những ng−ời tham gia tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành án hình sự.

b. Những ng−ời tiến hành tố tụng hình sự

- Điều tra viên: Ng−ời trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra để xác định tội phạm và ng−ời phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố nếu đủ chứng cứ xác định có tội phạm và ng−ời phạm tội.

- Thẩm phán: Ng−ời làm nhiệm vụ xét xử.

- Hội thẩm nhân dân: Ng−ời thay mặt nhân dân tham gia vào công việc xét xử của toà án.

- Th− ký phiên toà: Là ng−ời ghi chép biên bản xét xử và làm những nhiệm vụ khác nh− kiểm tra và báo danh sách những ng−ời đ−ợc triệu tập đến phiên toà, kiểm tra xem bị cáo đã đ−ợc tống đạt quyết định xét xử và cáo trạng đúng pháp luật ch−a.

c. Những ng−ời tham gia tố tụng hình sự

- Bị can, bị cáo: Bị can là ng−ời đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm và đã có quyết định khởi tố với t− cách bị can của ng−ời có thẩm quyền. Bị cáo là ng−ời đã có quyết định đ−a ra xét xử tại phiên toà.

- Ng−ời bị tạm giữ: Là ng−ời bị bắt trong tr−ờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đã có quyết định tạm giữ nh−ng ch−a bị khởi tố với t− cách bị can.

- Ng−ời bào chữa: Luật s−, bào chữa viên nhân dân.

- Ng−ời bị hại: Ng−ời thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do tội phạm gây ra.

- Nguyên đơn dân sự. - Bị đơn dân sự.

- Ng−ời có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. - Ng−ời bảo vệ quyền lợi của đ−ơng sự.

- Ng−ời làm chứng. - Ng−ời giám định. - Ng−ời phiên dịch.

2. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự

a. Nguyên tắc chung

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng tr−ớc pháp luật.

b. Nguyên tắc riêng

- Nguyên tắc xác định sự thật khách quan trong vụ án. - Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

- Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội nếu ch−a có bản án kết tội đã có hiệu lực của toà án.

- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Nguyên tắc toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. - Nguyên tắc xét xử công khai.

3. Các giai đoạn của tố tụng hình sự

a. Khởi tố vụ án hình sự

Là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này đ−ợc bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận đ−ợc tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

b. Điều tra vụ án hình sự

Đây là giai đoạn các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp mà luật tố tụng hình sự qui định để thu thập chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con ng−ời phạm tội, làm cơ sở cho việc truy tố và xét xử. Kết thúc giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ hoặc đình chỉ điều tra khi có các căn cứ mà luật tố tụng hình sự qui định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Là giai đoạn xét xử đầu tiên trong đó toà án xử lý việc phạm tội và con ng−ời phạm tội và quyết định hình phạt đối với ng−ời phạm tội bằng các bản án hoặc quyết định của toà án. Trình tự xét xử tại phiên toà bao gồm: Khai mạc, xét hỏi, tranh luận tr−ớc toà, nghị án và tuyên án.

Chú ý: Bản án xét xử sơ thẩm ch−a có hiệu lực pháp luật ngay, nó chỉ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị.

d. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm ch−a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị. Bản án hoặc quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay.

Toà phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: - Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm. - Sửa án sơ thẩm.

- Huỷ án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại. - Huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

e. Thi hành bản án và quyết định của toà án đ∙ có hiệu lực pháp luật

Đây là giai đoạn hoạt động tố tụng của các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, các cơ quan nhà n−ớc khác và tổ chức xã hội đ−ợc nhà n−ớc trao quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của toà án đ−ợc thi hành một cách chính xác, kịp thời.

f. Thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

- Thủ tục giám đốc thẩm: Là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó toà án cấp có thẩm quyền xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện thấy có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Thủ tục tái thẩm: Là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó toà án cấp có thẩm

quyền xem xét bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện ra các tình tiết mới làm thay đổi tính chất của vụ án hình sự.

Quyền kháng nghị đối với các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm là những ng−ời có thẩm quyền của viện kiểm sát và toà án.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 61)