Luật tố tụng dân sự 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 68)

1. Khái niệm

Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án với những ng−ời tham gia tố tụng dân sự trong quá trình toà án giải quyết vụ án dân sự.

Những ng−ời tham gia tố tụng dân sự bao gồm: Đ−ơng sự (gồm nguyên đơn, bị đơn, ng−ời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); ng−ời đại diện của đ−ơng sự; ng−ời bảo vệ quyền lợi của đ−ơng sự; viện kiểm sát; tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung; ng−ời làm chứng; ng−ời giám định; ng−ời phiên dịch.

2. Các nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng dân sự

- Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ−ơng sự.

- Nguyên tắc đ−ơng sự có nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ. - Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đ−ơng sự. - Nguyên tắc trách nhiệm hoà giải của toà án.

3. Các giai đoạn tiến hành tố tụng dân sự

a. Khởi kiện - khởi tố và thụ lý vụ án dân sự

Đây là giai đoạn đầu của tố tụng dân sự và làm phát sinh vụ án dân sự tại toà án thông qua khởi kiện, khởi tố. Quyền khởi kiện thuộc về công dân, pháp nhân có quyền lợi bị xâm hại, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Quyền khởi tố thuộc về viện kiểm sát.

Thụ lý vụ án dân sự: Khi đ−ơng sự nộp tiền tạm ứng án phí, toà án chấp nhận đơn kiện của đ−ơng sự, ghi vào sổ thụ lý và yêu cầu toà án giải quyết vụ án.

b. Lập hồ sơ vụ án dân sự (Điều tra vụ án dân sự)

Đây là giai đoạn thuộc trách nhiệm của thẩm phán đ−ợc phân công giải quyết vụ án dân sự và kiểm sát viên tham dự phiên toà. Giai đoạn này là b−ớc chuẩn bị chứng cứ cho giai đoạn xét xử. Nội dung phải xác định rõ nguyên đơn, bị đơn, quyền dân sự nào bị vi phạm và vi phạm nh− thế nào.

c. Hoà giải vụ án dân sự

Đây là thủ tục bắt buộc của tố tụng dân sự. Tr−ớc khi đ−a vụ án ra xét xử, toà án phải tiến hành hoà giải để các đ−ơng sự tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong quá trình hoà giải nếu hai bên thoả thuận đ−ợc với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành. Nếu hoà giải không thành thì toà án lập biên bản hoà giải không thành và đ−a vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 15 ngày nếu biên bản hoà giải thành mà không có kháng cáo, kháng nghị thì biên bản hoà giải thành có hiệu lực pháp luật. Ng−ợc lại nếu có kháng cáo hay kháng nghị thì toà án vẫn mở phiên toà xét xử sơ thẩm.

d. Xét xử sơ thẩm

Sau khi điều tra, hoà giải không thành thì toà án quyết định đ−a vụ án ra xét xử. Phiên toà đ−ợc tiến hành với sự có mặt của các đ−ơng sự, ng−ời đại diện, ng−ời bảo vệ quyền lợi của đ−ơng sự, ng−ời làm chứng, ng−ời giám định, ng−ời phiên dịch. Nếu Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì đại diện Viện kiểm sát và đại diện tổ chức xã hội phải có mặt. Trong phiên toà sơ thẩm, hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi và

tranh luận để xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án. Đây là căn cứ để hội đồng xét xử nghị án và tuyên án.

Bản án, quyết định của toà án sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị.

Thủ tục xét xử sơ thẩm gồm thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án và tuyên án.

e. Xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm dân sự là việc toà án cấp trên xét lại bản án hoặc quyết định ch−a có hiệu lực pháp luật của toà án cấp d−ới bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Bản án, quyết định xét xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay.

f. Thi hành án dân sự: Giai đoạn kết thúc của quá trình tố tụng, trong đó các bản án, quyết định dân sự của toà án đ−ợc thi hành. định dân sự của toà án đ−ợc thi hành.

g. Xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm

Giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó toà án có thẩm quyền xét xử

lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.

Tái thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó toà án cấp có thẩm quyền xét xử

lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án.

Ch−ơng VII

Luật tμi nguyên n−ớc

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 68)