Hình thức pháp luật 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 29)

1. Khái niệm

Hình thức của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là ph−ơng thức tồn tại thực tế của pháp luật mà chúng ta nhận biết đ−ợc bằng cách đọc và nghiên cứu.

2. Phân loại hình thức pháp luật

a. Hình thức bên trong của pháp luật

Hình thức bên trong của pháp luật đ−ợc xem xét d−ới các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật bao gồm: Các nguyên tắc chung của pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

* Các nguyên tắc của pháp luật: Là những t− t−ởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà n−ớc và công dân, là những t− t−ởng xuyên suốt nội dung của hệ thống pháp luật. Ví dụ: Nguyên tắc dân chủ, công bằng, bác ái, nguyên tắc đ−ợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm...

* Hình thức cấu trúc của pháp luật: Cũng nh− mọi hiện t−ợng xã hội khác pháp luật có cấu trúc của mình. Trong phạm vi một quốc gia có một hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật ấy có các ngành luật. Trong từng ngành luật có các chế định pháp luật. Trong chế định pháp luật thì có các quy phạm pháp luật.

- Hệ thống pháp luật: Là một chỉnh thể thống nhất các bộ phận hợp thành mang những đặc điểm, nội dung đặt trên cơ sở những nguyên tắc thống nhất của một quốc gia (hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, pháp luật t− sản).

- Ngành luật: Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định với những ph−ơng pháp điều chỉnh nhất định: Luật hình sự, luật dân sự, luật kinh tế...

- Chế định pháp luật: Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong cùng một ngành luật, ví dụ: luật hình sự có các chế định nh−: hình phạt, các tội xâm phạm an ninh quốc gia...

- Quy phạm pháp luật: Là “tế bào”, là “viên gạch” xây dựng nên toàn bộ hệ thống pháp luật, là bộ phận cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.

b. Hình thức bên ngoài của pháp luật

Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự thể hiện ra bên ngoài, là dạng tồn tại trong thực tế của các quy phạm pháp luật (còn gọi là nguồn của pháp luật). Trong lịch sử xã hội loài ng−ời đã tồn tại ba hình thức bên ngoài của pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

- Tập quán pháp: Là những tập quán đ−ợc l−u truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đã đ−ợc nhà n−ớc thừa nhận, làm cho chúng trở thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và đ−ợc nhà n−ớc đảm bảo thực hiện (pháp luật bất thành văn ).

- Tiền lệ pháp: Là các quy định, cách giải quyết vụ việc của các cơ quan hành chính

hoặc xét xử đ−ợc nhà n−ớc thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc t−ơng tự.

- Văn bản quy phạm pháp luật: Là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà n−ớc ban hành d−ới hình thức văn bản (pháp luật thành văn).

Tập quán pháp và tiền lệ pháp là những hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử pháp luật và đ−ợc áp dụng phổ biến ở pháp luật Chủ nô và pháp luật Phong kiến. Đến pháp luật T− sản, tập quán pháp chỉ tồn tại chủ yếu ở những chính thể quân chủ lập hiến và cũng chủ yếu ở những lĩnh vực lễ nghi, truyền thống. Còn tiền lệ pháp vẫn có vai trò rất quan trọng, nhất là những n−ớc thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mĩ.

Văn bản qui phạm pháp luật tuy xuất hiện muộn hơn tập quán pháp và tiền lệ pháp nh−ng ngày càng chiếm vai trò quan trọng, đặc biệt trong pháp luật T− sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa. ở n−ớc ta tập quán pháp và tiền lệ pháp đ−ợc áp dụng để giải quyết một số vụ việc dân sự.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học pháp luật đại cương (Trang 29)