6. Kết cấu luận văn
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Về đối tượng vay vốn: Như đã đề cập ở trên, chuẩn nghèo hiện nay là thấp và lạc hậu, chuẩn nghèo này chỉ để phục vụ cho các chương mang tính trợ cấp chứ không thể căn cứ vào chuẩn này cho vay. Do đó, Chính phủ sớm điều chỉnh chuẩn hộ nghèo mới để nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này và chuẩn nghèo phải được điều chỉnh trong vòng 1 đến 2 năm. Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP thì hộ cận nghèo không phải là đối tượng vay trong khi đó những hộ này mới vừa thoát nghèo, thiếu bền vững nên nếu những đối tượng này không được vay vốn thì khả năng tái nghèo cao nên cần bổ sung đối tượng này được tiếp tục vay vốn hỗ trợ hộ nghèo.
- Về lãi suất: Nghiên cứu tiến trình tiến đến không bảo cấp lãi suất, không bù lỗ như hiện nay nhằm thúc đẩy hộ nghèo không ỷ lại, chây ỳ và có ý thức hơn trong việc sử dụng vốn vay của mình, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách bù lỗ hằng năm. Cho cơ chế huy động vốn ngang bằng các ngân hàng thương mại cho NHCSXH nhằm tạo sự chủ động nguồn vốn trên các địa
phương, tránh phù thuộc quá lớn nguồn vốn từ ngân sách dẫn đến thiếu chủ động trong các thời điểm ngân sách huy động gặp nhiều khó khăn.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành: Vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương hết sức quan trọng trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo ở địa phương. Chính phủ cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền các cấp trong việc rà sót, đánh giá, bình xét hộ nghèo ở các địa phương đảm bảo đúng đối tượng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng trên các địa phương và báo cáo kịp thời cấp trên các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo vốn được cho vay đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả.