6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Tình hình xác định phương thức cho vay
Phương thức cho vay hộ nghèo được NHCSXH áp dụng là phương thức cho vay từng lần, mỗi lần phát sinh vay thì hộ gia đình vay vốn phải làm hồ sơ theo quy định của NHCSXH.
Việc cho vay được thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân.
Hình 2.2. Quy trình cho vay ủy thác thông qua Hội đoàn thể Chú thích:
1. Hộ nghèo viết Giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK và VV.
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban giảm nghèo và UBND xã.
3. UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội. Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội
Ban giảm nghèo xã, UBND xã
Tổ chức chính trị - xã hội cấp
xã Hộ nghèo
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ được vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.
Việc cho vay, thu nợ,thu lãi được tiến hành tại điểm giao dịch xã (tại UBND các xã, thị trấn) theo một ngày giao dịch nhất định đã được NHCSXH thông báo trước đó.
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay ủy thác hộ nghèo đến 31/12/2011
Stt Đơn vị nhận ủy thác Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Hội Phụ nữ 38.932 50,6
2 Hội Nông dân 29.932 38,9
3 Hội Cựu chiến binh 7.402 9,6
4 Đoàn Thanh niên 657 0,9
Tổng cộng 76.923 100,0
Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Sông Hinh
Dư nợ cho vay chủ yếu ủy thác qua Hội Phụ nữ chiếm 50,6% dư nợ, Hội Nông dân chiếm 38,9 %, Hội Cựu chiến binh 9,6% còn lại Đoàn thanh niên 0,9%. Thường thì kênh cho vay thông qua ủy thác Hội Phụ nữ có chất lượng nợ tốt hơn, việc tổ chức quản lý thu nợ, thu lãi tốt hơn so với các Hội đoàn thể còn lại.
Phương thức cho vay được thể hiện thông qua hình thức cho vay, thủ tục giấy tờ và quy trình vay vốn. Theo ý kiến của rất nhiều cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ tổ chức đoàn hội cơ sở - những người có liên quan trực tiếp tới hộ nghèo và hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, thì phương thức cho vay được hoàn thiện theo hướng phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều
kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên thủ tục, quy trình cho vay vốn vẫn còn nhiều bất cập như việc vay vốn phụ thuộc vào sự phân bổ nguồn vốn, phải đi lại nhiều lần, chờ đợi khá lâu, đặc biệt là sự thiếu công bằng trong bình xét, làm cho người vay vốn chán nản, bất bình và mất cơ hội trong đầu tư SXKD.
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2011
Hình2.3. Đánh giá của hộ nghèo phương thức cho vay
Có 34% số hộ được phỏng vấn cho rằng là phương thức cho vay gây khó khăn cho hộ nghèo như phải chờ làm thủ tục gia nhập các Hội đoàn thể ở thôn, buôn; phải tham gia sinh hoạt tổ; phải tham gia họp xét nhiều lần mới đuợc vay. 29,5% hộ cho rằng phương thức cho vay là bình thường, 27,5% số hộ cho rằng phương thức vay này thuận lợi và 9% số hộ cho rằng phương thức cho vay này rất thuận lợi, tạo điều kiện cho hộ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp, thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết để vay vốn thông qua ủy thác cho các Hội đoàn thể.