Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo tại Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên (full) (Trang 39)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nước ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nước (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phường, xã.

Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.

Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.

Kết luận chương 1

Vấn đề đói nghèo là vấn đề thời sự, nó tồn tại hầu hết các nước trên thế giới. Mỗi Quốc gia có các quan niệm về đói nghèo khác nhau, có các tiêu chí về nghèo đói khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người nghèo có các đặc điểm: Người nghèo 80% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và sống ở nông thôn; thường có học vấn thấp; có ít hoặc không có đất đai, tài sản; có nhiều người ăn theo; sống ở vùng nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, trong đó nguyên nhân do môi trường tự nhiên, nghèo do môi trường KT-XH, do cơ chế chính sách và do bản thân người nghèo là những nguyên nhân chủ yếu.

Hiện nay người nghèo được hưởng rất nhiều chương trình hỗ trợ nhằm họ thoát nghèo, trong đó chương trình tín dụng hộ nghèo là một trong những chương trình nhằm hỗ trợ vốn cho người nghèo để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tín dụng hộ nghèo có vai trò rất quan trọng vì:

- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn;

- Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường;

- Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội;

- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới. Chính sách hỗ trợ tín người nghèo thể hiện qua phương thức cho vay, lãi suất cho vay, mức vốn cho vay, xử lý rủi ro…tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tiếp cận nguồn vốn, giảm chi phí giao dịch, chi phí vốn thấp.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện Sông Hinh địa bàn huyện Sông Hinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo tại Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên (full) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)