6. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm việc thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo một
nước trên thế giới
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của ngân hàng Grameen, Bangladesh:
Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập. Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen:
Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.
Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.
Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.
Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.
Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua
cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.
Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo indonesia:Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonexia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như không tăng. Đến năm 1999, UD có khoảng 2,5 triệu khách hàng vay tiền và khoảng 29 triệu tài khoản tiết kiệm.
Thành công của UD là có hệ thống các đại lý rộng khắp, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tượng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phương thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.
- Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của Philipin: Thực hiện cho vay là ngân hàng Land Bank, biện pháp áp dụng đối với các thành viên nghèo không có tài sản thế chấp: Có kỹ thuật viên hướng dẫn gieo trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm; Hướng dẫn các hộ lập dự án, đơn xin vay, duyệt cấp đủ số lượng vốn đúng theo nhu cầu của dự án; Cùng với đơn vị vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm nông nghiệp 5% tổng giá trị bảo hiểm). Thành viên chịu lãi suất 2,1-2,1 %/tháng (cả bảo hiểm); Người vay
vốn sử dụng vốn không đúng mục đích, thực hiện không đúng quy trình đã hướng dẫn mà bị thất bại thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất phạt trên khoản nợ quá hạn.
Một số báo cáo đã nói rằng Land Bank đã đóng góp rất nhiều trong chiến lược xoá đói giảm nghèo của Philippin thông qua cung cấp vốn cho hộ nghèo thiếu vốn làm ăn và hướng dẫn, kiểm soát họ cách sử dụng vốn vay như thế nào để có hiệu quả nhất.