TIẾN TRIỂN

Một phần của tài liệu bài giảng về thận tiết niệu đại học y dược Huế (Trang 44)

- Tiến triển nói chung là chậm. Có khi hết vi trùng trong nước tiểu bệnh vẫn tiến triển. - Thường có các đợt kịch phát.

- Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn.Suy thận càng nhanh khi: + Nhiều đợt kịch phát.

+ Huyết áp tăng.

+ Dùng kháng sinh độc cho thận.

IV. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào: tiền sử, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với viêm cầu thận thận mạn, dựa vào: - Phù hay gặp hơn, tăng huyết áp xuất hiện sớm hơn

- Nước tiểu: hồng cầu nhiều hơn bạch cầu, không có mủ trong nước tiểu, lượng Protein niệu nhiều hơn, chủ yếu là Albumin.

- Thận nhỏ nhưng cân xứng, bờ đều.

V. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị nhiễm trùng

Chủ yếu là các đợt cấp hoặc giai đoạn có vi trùng niệu mặc dù không có triệu chứng lâm sàng nhưng phát hiện qua theo dõi tế bào vi trùng niệu.

Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tránh các loại kháng sinh độc thận.

2. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi: u, sỏi...

SUY THN CP

Mục tiêu

1. Liệt kê được các nguyên nhân của suy thận cấp.

2. Tập hợp được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của suy thận cấp. 3. Biết rõ các biến chứng của suy thận cấp.

4. Đánh giá các triệu chứng để chẩn đoán xác định, gián biệt và thể bệnh của suy thận cấp.

5. Điều trị được suy thận cấp. Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC

1.Đại cương

Suy thận cấp là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận (chủ yếu là chức năng lọc cầu thận) bị suy sụp nhanh chóng, xảy ra đột ngột ở bệnh nhân không có suy thận trước đó hoặc ở bệnh nhân đã mắc suy thận mạn. Mức lọc cầu thận có thể bị suy giảm nặng nhưng có thể được hồi phục hoàn toàn một cách tự nhiên hoặc dưới ảnh hưởng của điều trị nguyên nhân. Suy thận cấp thể hiện trên lâm sàng đặc trưng với vô niệu, nhưng có những thể bệnh vẫn có lượng nước tiểu bảo tồn. Gần đây chẩn đoán suy thận cấp dựa vào sự gia tăng créatinine máu so với créatinine căn bản đã biết: nhiều hơn 50mmol/l đối với créatinine căn bản dưới 250 mmol/l hoặc nhiều hơn 100 mmol/l đối với créatinine máu căn bản trên 250 mmol/l.

2. Dịch tễ học

Suy thận cấp là một hội chứng tương đối ít gặp. Trong thực tế, tần suất mắc bệnh này chỉ có thể được đánh giá bằng số lượng nhập viện hàng năm: 1 - 3% bệnh nhân nhập viện hàng năm.

Tiên lượng của suy thận cấp thường là tốt nếu khả năng phục hồi chức năng thận tốt dần. Tuy vậy, cần phải tính đến những yếu tố nguy cơ làm nặng của suy thận cấp: bệnh nguyên, lớn tuổi, cơ địa suy yếu, kết hợp với suy các tạng khác, điều kiện điều trị (thẩm phân, dinh dưỡng) và cuối cùng là kinh nghiệm của đội ngũ điều trị.

Một phần của tài liệu bài giảng về thận tiết niệu đại học y dược Huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)