TRIỆU CHỨNG HỌC

Một phần của tài liệu bài giảng về thận tiết niệu đại học y dược Huế (Trang 40)

1.Lâm sàng

1.1. Hội chứng nhiễm trùng

- Xuất hiện rầm rộ, sốt cao rét run, sốt dao động. - Tổng trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn. - Mạch nhanh, huyết áp bình thường.

1.2. Đau

- Đau vùng hố sườn lưng, một hoặc cả hai bên.

- Thường đau âm ỉ với những cơn đau trội lên dữ dội, có khi lan xuống bàng quang, đùi (cơn đau quặn thận).

- Khám có thể thấy thận lớn, ấn đau tức, có dấu chạm thận. 1.3. Hội chứng kích thích bàng quang

- Thường gặp tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó. - Đau vùng hạ vị, ấn điểm bàng quang đau.

1.4. Hội chứng nước tiểu: nước tiểu đục, tiểu ra mủ hoặc đôi khi có thể tiểu ra máu.

2. Cận lâm sàng:

2.1. Xét nghiệm máu

- Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, lắng máu tăng. - Có thể có nhiễm trùng máu, cấy máu dương tính.

- Urê, creatinin máu bình thường, nếu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.

2.2. Nước tiểu

- Nhiều bạch cầu, có thể có trụ bạch cầu, tế bào mủ, hồng cầu.

- Vi trùng thường một loại, đa số là trực khuẩn Gram âm, 80% là E. Coli. - Protein niệu khoảng 1g/24 giờ.

2.3. X quang (không chuẩn bị, UIV) và siêu âm thận tiết niệu

Giúp phát hiện các yếu tố thuận lợi: sỏi, các dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, hình dáng kích thước thận.

2.4. Chụp cắt lớp tỉ trọng (TDM, CT-Scanner):

Cho thấy những vùng giảm tỷ trọng, xuất hiện sẹo võ thận, giúp chẩn đoán những thể không điển hình, đánh giá độ trầm trọng và tiên lượng.

Một phần của tài liệu bài giảng về thận tiết niệu đại học y dược Huế (Trang 40)