Kiểm soát giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại xí nghiệp đường cà mau công ty cổ phần mía đường Tây Nam (Trang 75)

- Hiện nay, thị trường mía đường biến động rất nhiều, giá mía nguyên liệu liên tục tăng trong những năm trở lại đây, niên vụ 2010-2011 giá nguyên liệu khoảng 500.000 đồng/tấn, niên vụ 2011-2012 do thiếu nguyên liệu và tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy đẩy giá tăng cao khoảng 700.000 đồng/tấn, niên vụ 2012-2013 do giá đường cao từ đầu vụ nên giá mía mua vào được đưa ra khoảng 1.200.000 đồng/tấn, niên vụ 2013-2014 do sản lượng thu hoạch cao nên giá nguyên liệu giảm so với niên vụ trước khoảng 1.000.000 đồng/tấn. Do đó, xí nghiệp cần dự đoán tình hình biến động giá của nguyên vật liệu đặc biệt là các loại mía có chữ đường cao. Khi dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này biến động tăng thì nên đặt cọc trước với các đại lý thu mua với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm.

- Tiết kiệm chi phí trong thu mua nguyên vật liệu, xí nghiệp nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, thu mua kịp thời vụ và sản xuất nhanh tránh

để hao hụt chữ đường trong nguyên liệu, phải kiểm tra chặt chẽ số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho tránh hao hụt và tạp chất lẫn trong nguyên liệu..

- Thiết lập các kênh thu mua nguyên liệu cho riêng xí nghiệp. Nên thu mua trực tiếp từ nông dân sẽ tiết kiệm được khoản chênh lệch giá nguyên liệu so với thu mua từ thương lái, xây dựng mối quan hệ liên kết, hỗ trợ nhau, 2 bên cùng có lợi như ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía, hỗ trợ về kỷ thuật và giống mía năng suất cao, được vậy dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì xí nghiệp cũng chỉ bị tác động nhẹ.

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu cần cải tiến công tác bảo quản và tránh tồn trữ lưu song lâu ngày, nguyên liệu khi cập bến nên được đưa vào ép trong vòng 24h, để lâu hơn lượng đường trong cây mía sẽ giảm dần gây hao hụt trong sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các định mức và chỉ tiêu kỷ thuật được xác định trong kế hoạch sản xuất so sánh với thực tế để điều chỉnh phù hợp hơn trong các niên vụ sau nhằm tránh gây tổn thất vô hình trong sản xuất đường như: thất thoát các hạt đường ra ngoài không khí, ép không hết lượng nước mía trong cây mía, đường theo nguồn nước ra ngoài.

- Đối với các đơn vị cung ứng nguyên liệu, xí nghiệp cũng cần xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định.

3.2.11. Giảm gánh nặng chi phí tài chính

Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của xí nghiệp, năm 2013 và 2014 chi phí tài chính lần lượt là 5.923 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 3,49%, 5.973 (triệu đồng) 3% vì vậy để tăng lợi nhuận xí nghiệp cần chú trọng giảm gánh nặng chi phí tài chính. Để giảm được khoản chi phí này xí nghiệp cần hạn chế đến mức tối đa việc vay nợ dài hạn, chủ động tìm kiếm nguồn vốn vay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, huy động vốn góp của cổ đông. Ngoài

ra, công ty cần sử dụng triệt để nguồn vốn sẵn có, tích cực thực hiện việc thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vốn kinh doanh.

3.2.12. Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, xí nghiệp cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí như ghe, xe tải, máy móc thiết bị…

- Quản lý chi phí vật liệu bao bì chặt chẽ, nên kiểm tra chặt chẽ về vật liệu bao bì của sản phẩm như kiểm tra về việc nhập, xuất, tồn kho là bao nhiêu, xuất với mục đích gì.

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chặt chẻ hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phòng phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài. Tuy nhiên không nên khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.

- Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản và tiêu hao chi phí của doanh nghiệp.

chuyên môn cao đến công nghệ chế biến phải hiện đại và có kho bảo quản tốt.

3.2.13. Một số giải pháp khác

- Trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển xí nghiệp nên có đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu cầu, mong muốn hay thay đổi của thị trường. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban giám đốc cùng Phòng kế hoạch - kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban giám đốc chủ động hơn trong việc thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp tránh không để khách hàng ép giá cũng

như các điều kiện bất lợi khác; tham gia hội chợ thương mại để tìm kiếm khách hàng nhằm tăng thêm doanh thu.

- Liên kết chặt chẽ với các nhà máy đường trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các thành viên trong Hiệp hội mía đường Việt Nam nhằm hỗ trợ lẫn nhau về kỷ thuật sản xuất, ổn định giá nguyên liệu cũng như những biến động của thị trường.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quy trình từ khâu thu mua nguyên liệu có chất lượng tốt, cán bộ kiểm phẩm phải có

- Một số tài sản cố định của xí nghiệp đã hết khấu hao hoặc lỗi thời về kỹ thuật không phù hợp theo yêu cầu sản xuất thì xí nghiệp nên thanh lý thu hồi để tái đầu tư mới.

- Xí nghiệp hoạt động theo mùa vụ những tháng không hoạt động nên tận dụng nhà xưởng, bến bãi để cho thuê góp phần làm tăng thu nhập.

- Phòng đầu tư kỷ thuật nên tăng cường hơn nữa phương tiện quản lý các dự án, nhất là giám sát các thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị trong quá trình vận hành sản xuất. Từ đó đề ra phương án cải thiện kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả sử dụng tài sản.

- Tranh thủ tận dụng các nguồn thu từ phế liệu phế phẩm như bã mía, bã bùn góp phần tăng thu nhập cho xí nghiệp.

- Cần nâng cao tay nghề của người lao động, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, có chế độ khen thưởng đối với những người lao động có hoạt động tích cực, có sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho xí nghiệp

- Xí nghiệp nên phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người, thường xuyên luân chuyển nhân viên trong xí nghiệp nhằm phát huy được năng lực của nhân viên trong mọi công việc khác nhau

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất tập thể như hội thao, văn nghệ tạo điều kiện cho nhân viên thân thiện và hòa đồng cùng giúp nhau trong công việc, cùng nhau tiến bộ và đưa xí nghiệp từng bước đi lên.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Phân tích thực trạng doanh thu của doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên

nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của xí nghiệp. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Qua phân tích thực trạng doanh thu của xí nghiệp đường Cà Mau em nhận thấy rằng từ khi được cổ phần hóa năm 2010 thì hoạt động kinh doanh của xí nghiệp ngày càng hiệu quả và qui mô sản xuất dần dần được mở rộng hơn. Năm 2013 lợi nhuận của xí nghiệp đạt được trên 7 tỷ đồng và được tăng lên trong năm 2014. Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu và khắc phục những khó khăn do hệ quả của những năm hoạt động trước để lại của tập thể lãnh đạo và nhân viên toàn xí nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được xí nghiệp còn có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như : máy móc, trang thiết bị vẫn còn lạc hậu, chi phí hoạt động kinh doanh còn khá cao đặc biệt là giá vốn hàng bán của xí nghiệp đã ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận hàng năm, nhưng điều này là do ảnh hưởng của thị trường nên xí nghiệp khó có thể chủ động được. Do đó, để hoạt động kinh doanh ngày đạt hiệu quả hơn xí nghiệp cần tiếp tục phát huy những mặt đạt được và khắc phục những hạn chế như nâng cấp máy móc thiết bị, phối hợp với địa phương quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, liên kết chặt chẽ với nông dân trồng mía để bình ổn giá nguyên liệu đầu vào… góp phần cho sự phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, đưa thương hiệu mía đường Cà Mau ngày càng tiến xa hơn.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với Xí nghiệp

Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà máy đường diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi xí nghiệp phải thường xuyên nắm bắt thông tin trong nước cũng như trên thế giới để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Xí nghiệp cần đầu tư mở rộng diện tích và chất lượng cây mía trong vùng nguyên liệu của xí nghiệp như hỗ trợ vốn, kỹ thuật, phân bón, giống mía năng suất cao cho nông dân để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào tập trung và ổn định.

Xí nghiệp cần đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của mình nhiều hơn, đầu tư vào sản xuất đường RS để xây dựng được thương hiệu riêng cho công ty và những mặt hàng khác như phân vi sinh, cồn, ván ép…

Xí nghiệp cần có bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường và thăm dò thị trường trước khi có một quyết định quan trọng.

Xí nghiệp cần có chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ công nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác tiêu thụ của xí nghiệp đạt hiệu quả hơn.

4.2.2. Đối với Nhà nước

- Cần có một cơ quan pháp lý của ngành để quản lý các hoạt động của ngành mía đường trong nước

- Cần có biện pháp xử lý mạnh nhằm ngăn chặn đường nhập lậu bảo hộ giá đường trong nước.

- Hiệp hội mía đường cần có giải pháp ngăn chặn tình hình tranh mua nguyên liệu giữa các Nhà máy đường trong các niên vụ sản xuất.

PHỤ LỤC A

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2012-2014

Đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 25.831.254 61.738.769 71.180.440

I.Tiền và các khoản tương đương tiền

15.158.310 2.167.367 15.017.074

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

- - -

III.Các khoản phải thu ngắn hạn

6.535.856 30.529.162 52.334.800

IV.Hàng tồn kho 3.612.636 28.470.806 3.623.035

V.Tài sản ngắn hạn khác 524.452 571.433 205.529

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 72.539.111 64.243.723 55.998.562

I.Các khoản phải thu dài hạn

- - -

II.Tài sản cố định 72.370.340 64.212.600 55.998.562

III.Bất động sản đầu tư - - -

IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - V. Tài sản dài hạn khác 168.771 31.122 - TỔNG TÀI SẢN 98.370.366 125.982.493 127.179.002 A. NỢ PHẢI TRẢ 341.748.535 285.043.087 278.338.462 I.Nợ ngắn hạn 282.477.305 230.018.555 238.923.017 II.Nợ dài hạn 59.271.011 55.024.532 39.415.445 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (243.378.168) (159.060.594) (151.159.460) I. Vốn chủ sở hữu 30.000.000 50.000.000 50.000.000

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác

- - (397.293)

TỔNG NGUỒN VỐN 98.370.366 125.982.493 127.179.002

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Xí nghiệp )

PHỤ LỤC B

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Công (2009). Phân tích kinh doanh, nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Triệu Quang Cường (2010). Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực Cầu Kè – Công ty lương thực Trà Vinh, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.

3. Hồ Thùy Dương (2010). Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Cà Mau, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Hữu Tâm (2010). Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại xí nghiệp đường cà mau công ty cổ phần mía đường Tây Nam (Trang 75)