Bài học kinh nghiệm rút ra cho sinh viên sau đợt thực tập

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại xí nghiệp đường cà mau công ty cổ phần mía đường Tây Nam (Trang 43)

2.2.1. Bài học về xin thực tập

- Tìm hiểu kỹ công ty mình sắp làm việc. Mỗi ngày bạn sẽ ở với những người đồng nghiệp từ 8 đến 10 tiếng/ngày. Làm sao có thể dành 1/3 thời gian trong ngày với những người bạn không quen biết.

- Chuẩn bị khác biệt. Làm thế nào để hồ sơ của bạn nổi bật lên trong số hàng chục thậm chí hàng trăm hồ sơ? Nếu không phải gửi hồ sơ cho một công ty hay tổ chức nhà nước, hãy đầu tư vào một bài báo cáo sáng tạo với các tiêu chí: thể hiện đầy đủ và súc tích quá trình học tập và làm việc xã hội (nếu có) của bạn, phông chữ sáng sủa, sáng tạo biến cách ở các chữ cái đầu nhưng không khó đọc.

2.2.2. Bài học thu thập thông tin tại công ty

- Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp đường Cà Mau đã cho em thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với công việc kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp và thấy được sự vận dụng từ lý thuyết được học sang thực tế, với sự hiểu biết của cá nhân, em xin đưa ra một vài thông tin về một số thực trạng tại Xí nghiệp như sau:

- Ưu điểm:

+ Mô hình kinh doanh tập trung phù hợp với họat động của Xí nghiệp, các nhân viên trong các phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chặt chẽ và dễ dàng quy trách nhiệm cho công việc xử lý.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp dựa trên chứng từ là bảng cân đối nguyên vật liệu, lệnh sản xuất, do đó đảm bảo cho việc tập hợp chi phí nguyên liệu tính giá thành chính xác.

+ Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ được xác định và phân bổ rất nhanh chóng do cách phân bổ quỹ lương trong Xí nghiệp rất rõ ràng.

- Nhược điểm:

+ Chi phí nguyên vật liệu chưa được theo dõi cụ thể, còn mang tính tổng, chưa thể hiện được số lượng nguyên vật liệu xuất theo từng đơn hàng, do đó rất khó theo dõi kiểm soát, phát hiện nguyên vật liệu nào tiết kiệm được, nguyên vật liệu nào tiêu hao lãng phí.

+ Vùng mía nguyên liệu bấp bênh do việc cạnh tranh giá giữa các nhà máy, công ty với nhau từ đó giá thu mua cao cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Mặt khác, Xí nghiệp chưa xây dựng được kế họach thu mua nguyên liệu tốt nên có lúc xảy ra trường hợp thiếu nguyên liệu để sản xuất.

- Được làm chuyên đề tại Xí nghiệp đường Cà Mau em rút ra được những bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn như sau:

+ Trong giao tiếp: Ở đơn vị thực tập đã tạo cho em sự tự tin trong giao tiếp, hình thành được thói quen giao tiếp. Mọi người đều hòa nhã trong công việc, gắn bó, đoàn kết giúp nhau vượt qua công việc vì mục tiêu chung là đem lại hiệu quả trong lao động cho Xí nghiệp. Ví dụ như khách hàng đến Xí nghiệp để thanh toán tiền bán mía thì ngoài bản thông báo “ngày nhận tiền” dựa trên phiếu cân bắt đầu từ ngày nào và sẽ được tiền theo thứ tự dựa trên phiếu cân ngày ấy và nhân viên hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết. Trường hợp khách thắt mắc hoặc vướn măc một vấn đề nào đó thì nhân viên lưu lại thông tin và sẽ trả lời ngay cho khách hàng.

+ Trong tổ chức phỏng vấn: Tổ chức thực hiện phỏng vấn tại Xí nghiệp diễn ra một cách bài bản và có tổ chức. Được thực hiện một cách nhanh chóng bởi những người có chuyên môn cao, thời gian phỏng vấn không ngắn và cũng không dài từ đó tạo sự thoãi mái cho người được phỏng vấn. Những câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp bài bảng và có chuẩn bị trước từ đó đem lại hiệu quả trong phỏng vấn là rất cao.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn 02 đối tượng

- Chuẩn bị: chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

- Trang phục: khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.

- Mạnh dạn đặt câu hỏi: Buổi phỏng vấn là cơ hội để mình và người được phỏng vấn hiểu nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với người được phỏng vấn, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

- Xác định những câu hỏi trước khi đi phỏng vấn.

- Tạo được lòng tin trong tương lai khi bước vào công tác chuyên ngành mình đã học.

- Trong công việc luôn phấn đấu tạo dựng được đoàn kết nội bộ.

- Luôn tìm hiểu về thị trường ngành nghề mình đã chọn từ đó đưa ra những phán đoán về kinh kế phục vụ công tác sau này.

- Đưa đạo đức nghề nghiệp là trên hết.

2.2.5. Sau đợt thực tập sinh viên có nguyện vọng gì về nghề nghiệp.

- Có nguyện vọng về địa phương công tác để góp phần công nghiệp hóa nông thôn.

- Làm đúng ngành nghề mình đã theo học.

- Việc có một định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc sau này của mỗi người, là nền tảng cho tương lai của chính bạn. Hiểu rõ như vậy song không phải ai cũng làm được, bởi mỗi người có một tiêu chí định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, và đôi khi tiêu chí đó khiến họ đi sai đường

- Xác định sở thích phù hợp với nghề nghiệp : Vậy làm thế nào để biết sở thích nghề nghiệp của bản thân có phù hợp với các nghề – ngành mà bạn thích hay không? Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc.

- Vì vậy, hãy không ngừng cố gắng kiếm tìm một công việc phù hợp với điều kiện của bạn và khiến bạn thấy thích thú để có thể gắn bó lâu dài. Nếu bạn là sinh viên vừa mới ra trường, đừng lo lắng vì chưa tìm được phù hợp. Hãy cứ cố gắng không ngừng tự thử thách bản thân, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc mơ ước.

- Nếu chọn được ngành nghề phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho ngành nghề, gắn bó lâu dài với nghề và ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này, và cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ sớm đến với bạn.

2.3.1. Đề xuất cho các môn học

- Khi học xong môn nào thì đề xuất trường cho sinh viên thi hết học phần môn đó để sinh viên hiểu và nắm được kiến thức ngay.

- Các môn học nên gắn liền với chuyên ngành theo học của sinh viên, bổ sung thêm các môn kỹ năng mềm để sinh viên rèn luyện thêm.

2.3.2. Đề xuất các cách thức tổ chức thực tập

- Thời gian học tập của các môn học còn quá ít, chưa đăng cách thức dạy và học lên trang web của trường để sinh viên không có điều kiện có thể học hỏi trên đó.

- Do học sinh chưa mạnh dạng trao đổi ý kiến, kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng báo cáo trước tập thể còn rất hạn chế dẫn tới việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm kém hiệu quả gây cho giáo viên tâm lý ngại tổ chức hoạt động nhóm hoặc chỉ tiến hành trong những tiết thi giảng.

- Với mục tiêu nhiệm vụ năm học chung của ngành và của trường là nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

- Chọn và phối hợp các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực thái độ học tập của sinh viên.

- Giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch bài học cụ thể, chi tiết, bám chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình bộ môn theo chuyên ngành.

PHẦN 3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHỦ YẾU ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẢI PHÁP NÀO CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM VÀ CỤ THỂ HÓA ĐỂ ỔN

ĐỊNH VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY

3.1. Nhận xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp đường Cà Mau

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cũng như trình độ lợi dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp ta có thể chia nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau :

3.1.1. Các nhân tố khách quan (nhân tố bên ngoài doanh nghiệp)

Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế… đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.

Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực

Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình mất ổn định của các nước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.

Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân

- Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các

hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp... ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Môi trường văn hoá xã hội

Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp .

Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường, các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình

độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả nghành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, các yếu tố kinh tế bao gồm :

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại xí nghiệp đường cà mau công ty cổ phần mía đường Tây Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w