Chất hoạt động bề mặt SDS được xem như pha tĩnh giả của quá trình tách vì thực chất nó vẫn chuyển động cùng với dòng điện di. Nồng độ SDS trong dung dịch điện di có ảnh hưởng mạnh tới độ điện ly hiệu dụng của chất phân tích do nó liên quan đến sự hình thành các hạt micell cũng như nồng độ micell trong dung dịch đệm. Để khảo sát ảnh hưởng của SDS đến quá trình
Borat 20mM SDS 50mM
điện di, chúng tôi thay đổi nồng độ SDS tại ba giá trị là 25mM, 50mM và 75mM, giữ cố định các điều kiện khảo sát khác bao gồm: đệm borat 10mM; pH 9,3; áp thế 20kV.
Tiến hành phân tích với hỗn hợp 3 chuẩn có nồng độ Lamivudin 150µg/ml, Zidovudin 300µg/ml, Nevirapin 200µg/ml, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Borat 10mM SDS 25 mM
Hình 12: Điện di đồ hỗn hợp 3 chuẩn với dung dịch điện ly nền ở các nồng độ SDS khác nhau
Nhận xét: Ta nhận thấy khi nồng độ SDS tăng, thời gian lưu của ba chất tăng, thời gian phân tích tăng, độ phân giải RS tăng (8,62 - 9,52 – 11,45 đối với pic 1 & 2; 90,73 - 91,84 – 94,31 đối với pic 2 & 3). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ SDS (một chất diện hoạt anion hóa), cường độ dòng điện trong mao quản tăng lên rõ rệt và gây ra hiệu ứng nhiệt June, làm mao quản nóng lên. Ở các nồng độ SDS 25mM và 75mM, tuy pic nhọn nhưng chiều cao pic không bằng ở nồng độ SDS 50mM, gây ảnh hưởng đến độ nhạy. Vì vậy chúng tôi chọn nồng độ SDS 50mM tối ưu để khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.