Nên chăng thành lập một hệ thống cơ quan riêng biệt, độc lập để thực hiện công

Một phần của tài liệu Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 91)

hiện công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM.

Hoạt động thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM là hoạt động mang tính phản biện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể có dự án phải lập báo cáo ĐTM. Do đó, yêu cầu cơ quan tiến hành thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM phải độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của mình. Chủ dự án đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể là chủ thể dân sự hoặc cơ quan nhà nước (hoặc sử dụng vốn của Nhà nước). Đối với các chủ thể dân sự là chủ dự án thì vấn đề độc lập, tự chủ của cơ quan có quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo

cơ quan nhà nước hoặc dự án có sử dụng vốn của Nhà nước, do cơ quan nhà nước quyết định chủ trương đầu tư thì vấn đề độc lập trong hoat động cũng như trong cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM lại là vấn đề cần phải quan tâm đặc biệt.

Hiện nay, các dự án lớn và có ảnh hưởng đến môi trường lớn thường do cơ quan Nhà nước ở cấp trung ương quyết định chủ trương đầu tư. Trong tình hình nước ta đang phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì các chủ trương đã đặt ra, các cơ quan nhà nước phần nào vẫn đặt lợi ích kinh tế làm trọng tâm nên các vấn đề về bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm. Điều đó có thể dẫn đến hiện tượng vì mục tiêu kinh tế trước mắt mà cơ quan nhà nước không quan tâm đến hậu quả môi trường có thể xảy ra khi tiến hành hoạt động dự án. Do phần lớn các cơ quan thẩm định (có thể bao gồm phê duyệt) báo cáo ĐTM là cơ quan cấp dưới hoặc trực thuộc cơ quan quyết định chủ trương đầu tư nên tính độc lập, phản biện và chịu trách nhiệm trong hoạt động thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM hầu như không có. Thế nên, đã đặt các cơ quan (và cá nhân) chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM vào thế “không được làm trái ý cấp trên” [38]. Điều đó ảnh hưởng rất lớn chất lượng của hoạt động thẩm định, ảnh hưởng đến tính khách quan, chuẩn xác trong việc đưa ra quyết định của HĐTĐ và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM. Do vậy, nên chăng thành lập một hệ thống cơ quan có chức năng chuyên thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM (cả báo cáo ĐMC) nhằm đảm bảo được tính khách quan, khoa học trong hoạt động thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Hệ thống cơ quan này có thể trực thuộc hệ thống cơ quan lập pháp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân). Mặt khác, khi cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM là cơ quan độc lập, mới có thể quy định được trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan này một cách rõ ràng hơn và xác định được tính chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (báo cáo ĐMC) của các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 91)