- Thẩm định báo cáo ĐTM thông qua Hội đồng thẩm định
Khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của chủ dự án, cơ quan thường trực Hội đồng trực thuộc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM nếu nhận thấy báo cáo ĐTM phải được thẩm định dưới hình thức HĐTĐ thì cơ quan này lập danh sách ủy viên Hội đồng theo đúng yêu cầu và tiêu
pháp luật có liên quan, trình thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định thành lập Hội đồng.
* Họp Hội đồng thẩm định
- Điều kiện tiến hành họp HĐTĐ
Phiên họp chính thức của HĐTĐ báo cáo ĐTM chỉ được tiến hành khi đã có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số lượng ủy viên Hội đồng theo quyết định thành lập của cơ quan tổ chức việc thẩm định, trong đó, ít nhất phải có sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt và 01 (một) Ủy viên phản biện.
2. Có mặt đại diện chủ dự án (cấp trưởng hoặc cấp phó). Trong trường hợp không thể tham dự, chủ dự án phải có văn bản ủy quyền cho người khác tham dự và chịu trách nhiệm về những ý kiến của người được ủy quyền trình bày hoặc phát biểu trong phiên họp chính thức của Hội đồng.
3. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; quyết định thành lập Hội đồng; bản nhận xét của ít nhất 01 (một) Ủy viên phản biện là chuyên gia môi trường.
- Nội dung, trình tự phiên họp
Phiên họp chính thức của Hội đồng phải bảo đảm những nội dung chính và theo trình tự như sau:
1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án; giới thiệu các bên liên quan tham dự phiên họp chính thức; báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM của dự án.
2. Chủ dự án (hoặc cơ quan tư vấn được chủ dự án uỷ quyền) trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
3. Ủy viên thư ký báo cáo kết quả của hoạt động hỗ trợ thẩm định (nếu có). 4. Phần hỏi đáp những vấn đề chưa rõ.
5. Các Ủy viên phản biện trình bày bản nhận xét.
6. Các ủy viên còn lại trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá; Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các ủy viên vắng mặt và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương nơi thực hiện dự án không có đại diện là ủy viên HĐTĐ (nếu có).
7. Các ủy viên HĐTĐ, đại biểu và chủ dự án tiến hành thảo luận.
8. Trường hợp cần thiết, sau phần thảo luận công khai, HĐTĐ họp riêng để tiếp tục thảo luận và thống nhất về những kết luận của HĐTĐ.
9. Người chủ trì phiên họp công bố kết quả kiểm phiếu đánh giá và đọc dự kiến kết luận của HĐTĐ.
10. Các ủy viên HĐTĐ nêu kiến nghị (nếu có) về chỉnh sửa, bổ sung dự kiến kết luận của HĐTĐ.
11. Chủ dự án phát biểu ý kiến.
12. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận chính thức của HĐTĐ [6, Điều 22].
Trường hợp cần thiết, trước khi tiến hành phiên họp chính thức của HĐTĐ, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định có thể tiến hành các hình thức thẩm định hỗ trợ như sau:
a) Khảo sát địa điểm thực hiện dự án và khu vực phụ cận; b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
c) Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án;
d) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng thẩm định, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;
đ) Tổ chức các phiên họp đánh giá theo chuyên đề.
* Kết quả thẩm định
Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM được thể hiện dưới dạng biên bản phiên họp của HĐTĐ với đầy đủ các nội dung, kết luận, chữ ký của chủ tịch và của thư ký hội đồng. Kết luận của Hội đồng phải nêu rõ những nội dung cơ bản như sau:
+ Những mặt được, chưa được; những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
+ Đánh giá về chất lượng của báo cáo theo một trong ba mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua;
+ Hình thức xem xét, xử lý hồ sơ báo cáo ĐTM sau khi kết thúc phiên họp chính thức của Hội đồng [6, Điều 23].
Báo cáo ĐTM chỉ được người chủ trì phiên họp kết luận thông qua (thông qua không cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua nhưng cần phải chỉnh sửa, bổ sung) khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Hội đồng tham dự phiên họp và những người được ủy quyền [6, điểm a khoản 3 Điều 10] nhất trí và được ghi rõ trong phiếu đánh giá.
Hình thức xem xét, xử lý hồ sơ báo cáo ĐTM sau khi kết thúc phiên họp chính thức của Hội đồng được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp báo cáo được thông qua nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung, Hội đồng ủy nhiệm Cơ quan thường trực Hội đồng xem xét hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung theo các yêu cầu của Hội đồng để triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua, việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại mục 7 Phần III Thông tư 05/2008/TT-BTNMT [6].
Sau khi tổ chức họp HĐTĐ, trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên họp chính thức của Hội đồng, người chủ trì phiên họp thông qua Ủy viên thư ký chuyển giao cho Cơ quan thường trực Hội đồng toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt thẩm định báo cáo ĐTM [6, Điều 25].
- Tổ chức dịch vụ thẩm định
Trình tự thẩm định báo cáo ĐTM của tổ chức dịch vụ thẩm định được quy định cụ thể tại Điều 15 Quy định Về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-
BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể gồm có các bước cơ bản như sau:
+ Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ thẩm định;
+ Khảo sát thực tế tại hiện trường thực hiện dự án:Trong trường hợp cần thiết;
+ Xử lý kết quả thẩm định và hoàn thiện báo cáo ĐTM; + Báo cáo và giao nộp hồ sơ thẩm định;
+ Hoàn chỉnh, nhân bản và gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường.