Tăng cường tuyên truyền pháp luật và xử lý nghiêm minh những vi phạm trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 82)

trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể nói nơi nào chỉ có sự cố gắng của chính quyền và cơ quan chuyên môn mà không có sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân thì nơi đó công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thể đẩy nhanh được. Do đó cần có sự chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo, đài của địa phương lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức (thông qua các diễn đàn, báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu trực tuyến…) để người dân nhận thức được trách nhiệm trong việc đăng ký đất đai, quyền lợi khi được cấp giấy chứng nhận và tự giác làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, thủ tục về biến động đất đai theo quy định của pháp luật đất đai;

Song song với việc tuyên truyền Nhà nước nên quy định những quy định biện pháp xử lý khi người sử dụng đất không làm thủ tục khi chuyển quyền sử dụng đất bởi lẽ không phải ai cũng có nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến mảnh đất của mình nhất là đất ở.

Các quy định xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đất được quy định rất cụ thể trong Nghị định 181 nhưng nếu không được thực hiện nghiêm minh thì cũng chỉ là những quy định trên giấy tờ. Sự bao tre, đùn đẩy trách nhiệm giữa những người có trách nhiệm khi phát hiện sai phạm không thiếu trong thực tế. Bởi vậy cần tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở tất cả các cấp để phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời các sai phạm trong quá trình thực hiện, có như vậy mới có sự hợp tác, tin tưởng của nhân dân.

Ở chương này tác giả đã nêu ra các quy định pháp luật hiện hành của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng về việc cấp GCNQSDĐ. Qua đó tác giả đã đưa ra một số ý kiến đánh giá của mình về quy định cũng như thực tiễn cấp GCNQSDĐ.

đề bất cập. Việc bất cấp có cả nguyên nhân từ sự thiếu hụt, thiếu đồng bộ, chồng chéo của các quy định pháp luật và có cả nguyên nhân từ phía các cơ quan thực thi pháp luật. Nhận thức được nguyên nhân đó nhưng chúng ta cũng biết rằng để thay đổi được các thiếu sót này không phải là công việc có thể tiến hành một cách nhanh chóng và triệt để. Đất đai giờ đã trở thành một loại hàng hoá mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn khiến những vấn đề phức tạp xoay quanh nó phát sinh hàng ngày, hàng giờ, nhất là ở các đô thị lớn và đông dân như Hà Nội. Do đó chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tuyên truyền hơn nữa sự nhận thức của người dân về tầm quan trọng cũng như ý thức về việc chấp hành các quy định về GCNQSDĐ. Đặc biệt hiện nay vấn đề bức xúc nhất của công tác cấp GCNQSDĐ là sự nhũng nhiễu, cửa quyền của một số cán bộ, công chức gây rất nhiều khó khăn và phiền hà cho người dân khi đi làm các thủ tục liên quan đến việc xin cấp GCNQSDĐ. Vì vậy cần xử lý nghiêm và triệt để tình trạng tiêu cực này nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp GCNQSDĐ để đạt được mục tiêu mà quốc hội đã đề ra là hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ trong năm 2010.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng các quy định của LĐĐ 2003 về cầp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xây dựng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện. Xem xét các quy định của pháp luật kể từ LĐĐ 1987, LĐĐ 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 ta có thể thấy rõ sự chặt chẽ và tiến bộ trong công tác quản lý đất đai. Luật đất đai năm 2003 là sự hoàn thiện hơn khi các quy định mang tính khoa học và hợp lý. Các quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giải quyết được những vướng mắc trên thực tế đồng thời đã đáp ứng được nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trong tình hình mới.

Luật đất đai đã có nhiều quy định mới: Mở rộng về đối tượng và điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mọi loại đất, mọi chủ sử dụng ổn định với quy hoặc miễn giảm nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy; cải cách thủ tục theo mô hình “ Một cửa” gắn kết thủ tục giao đất, thuê đất. chuyển quyền sử dụng đất thành một chu trình. Tất cả chỉ nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho người sử dụng đất mà cao hơn là hướng tới một sự an toàn pháp lý cho người dân khi tham gia thị trường quyền sử dụng đất.

Cùng với các nội dung mới Nhà nước đang có những chỉ đạo cụ thể để áp dụng thực tiễn có kết quả. Bên cạnh những thuậnlợi còn có nhiều khó khăn cần khắc phục để nhanh chóng hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tinh thần của luật. Muốn vậy,trước hết cần xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thống nhất và hợp lý với người sử dụng đất. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đất đai, Trong đó chú trọng tới bộ máy tổ chức thực hiện và cán bộ địa chính. Bên cạnh đó những yếu tố liên quan về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính, nghĩa vụ tài chính, kinh phí thực hiện cũng phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai 2003 đã có sự tiến bộ hơn song cũng cần được hoàn thiện hơn nữa. Áp dụng tốt các

thiết cho người dân. Bởi vậy hoạt động này cần được thực hiện nhanh chóng nhất là trong bối cảnh nhà nước ta chủ trương xây dựng thị trường quyền sử dụng đất chính quy./.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)