Kiện toàn về Bộ máy nhà nước về công tác quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 78)

Muốn hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và chính xác thì trước hết cần xác lập một cơ chế quản lý đất đai đồng bộ.

Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hiện nay cần có sự chỉ đạp tập chung thống nhất, Chính phủ cần thành lập một tổ soạn thảo văn bản pháp luật có chuyên môn sâu để tránh việc luật đã ban hành rồi có tuổi thọ không cao, bị sửa đi sửa lại nhiều lần. Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm điểm trách nhiệm của mình trong việc có nhiều tồn tại và chậm trong cấp GCNQSĐ; tăng cường kiểm tra, thanh tra ở các cấp, khắc phục tình trạng đùn đẩy trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn bộ máy các cơ quan chuyên môn, đảm bảo đủ năng lực giúp uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, trước mắt là việc thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố chí đủ cán bộ, công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ở tại các địa phương chưa có phòng tài nguyên và môi trường huyện ,quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh, phải khẩn trương thành lập theo quy định tại Nghị định 172/2004/NĐ – CP ngày 29/09/2004 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh. Bố chí cán bộ công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có trách nhiệm liên quan trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là các cơ quan thuế để thu các khoản nghĩa vụ tài chính của người xin cấp giấy; đối với cơ quan quản lý xây dựng quy hoạch, kiến trúc, trong công tác quản lý quy hoạch và việc xác định diện nhà cải tạo nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở; đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới các nông trường, lâm trường quốc doanh. Phải kiện toàn tổ chức của văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất tại những huyện,

cấp hoặc có nhiều giao dịch về đất đai. Chỉ đạo cụ thể để đưa các văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất đi vào hoạt động nề nếp, bảo đảm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về lâu dài cần cần xác định rõ mối quan hệ giữa văn phòng với các cơ quan nhà nước bởi chừng nào văn phòng phụ thuộc vào cơ quan hành chính, nhân viên là các cán bộ công chức nhà nước thì khó có sự đảm bảo trong cung cách làm việc tại đây, mặt khác cũng tránh được sự tồn đọng hồ sơ cũng như sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan này. Thủ tục hành chính đang được cải cách theo cơ chế " một cửa" song về cơ bản ở nhiều địa phương vẫn cung cách làm việc cũ quan liêu, cửa quyền nhũng nhiễu, đặc biệt là tại các đô thị. Do quản lý nhà nước về đất đai vẫn con những dấu ấn của cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp quan liêu chưa theo kịp với sự phát triển và những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cái gốc là cung cách làm việc quan liêu cũ vẫn chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để "cải cách". Việc triển khai thực hiện mô hình một cửa tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã phát huy hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải bàn tới khi nhân viên của văn phòng đăng ký cũng vẫn là các công chức nhà nước, hưởng lương ngân sách. Vậy liệu có những bảo đảm nào cho việc hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân không bị đùn đẩy đợi chờ, trả lại do chưa đạt yêu cầu? Do vậy, cần kết hợp nhiều biện pháp khắc phục tình trạng trên như xây dựng hòm thư góp ý trong các cơ quan hành chính Nhà nước; có chính sách tiền lương thỏa đáng, xử lý thật nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức nhà nước vi phạm pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trước mắt cần phải bố trí cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn ở những nơi chưa bố trí; kịp thời thay thế những cán bộ địa chính năng lực yếu hoặc có vấn đề về phẩm chất, đạo đức. Đối với những quận huyện thành phố, thị xã thuộc tỉnh có số lượng lớn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lực lượng cán bộ, công chức tại chỗ không đủ sức đảm bảo mục tiêu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2010, cần phân công cán bộ, công chức đang công tác tại sở hoặc các đơn vị trực thuộc sở tài nguyên và môi trường trực tiếp về giúp cấp huyện trong một thời gian.

Cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cán bộ phụ trách công tác này. Khi tập huấn cần lưu ý trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các công việc của mỗi bước trong trình tự đó, các quy định về xử lý đối với những hành vi vi phạm trình tự thủ tục thực hiện các thủ tục hành chính của cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai.

Qua khảo sát thực tế về tình hình áp dụng các quy định của LĐĐ 2003 ở các địa phương người viết thấy rõ còn “ Khoảng trống” khá lớn về từ luật định cho đến khi áp dụng vào thực tiễn. Ở trong đó là tâm lý chờ đợi văn bản hướng dẫn cụ thể của địa phương, chờ nguồn kinh phí để thực hiện và thậm trí cần phải có sự chỉ đạo đôn đốc của cấp trên. Như vậy có thể khẳng định có làm tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người cũng như cơ chế hoạt động của cơ chế hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Chỉ có một giải pháp duy nhất là phải khắc phục những yếu kém, trì trệ, bảo thủ quan liêu của bộ máy nhà nước và công chức nhà nước.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)