Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Nhà in

Một phần của tài liệu Vận dụng bảng điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động tại nhà in ngân hàng agribank (Trang 54)

2.2.1. Quan điểm và đo lƣờng, đánh giá thành quả hoạt động công ty

Theo quan điểm của Nhà in, thành quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh kết quả của quá trình sử dụng các nguồn lực kinh tế vào việc tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, đánh giá thành quả hoạt động là thước đo rất quan trọng trong việc đo lường sự phát triển, là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Qua việc phân tích, đánh giá thành quả hoạt động, Nhà in có thể đánh giá khả năng tạo ra kết quả, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được duy trì và phát triển. Kết quả của việc phân tích giúp Ban giám đốc có cái nhìn xác thực về tình hình tài chính là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn và dài hạn, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có căn cứ đúng đắn cho việc đề ra các biện pháp nhằm cải tiến hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2. Thƣớc đo đánh giá thành quả hoạt động công ty

a. Nhóm thước đo tổng quát

Đánh giá tình hình tài sản: so sánh tình hình tăng giảm tổng tài sản và sự

thay đổi về cơ cấu tài sản

Chênh lệch tài sản = Tổng tài sản năm nay – Tổng tài sản năm trước Tổng tài sản năm nay – Tổng tài sản năm trước Tỷ lệ chênh lệch =

Tỷ trọng tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn/Tổng tài sản x 100 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản x100

Đánh giá tình hình nguồn vốn: so sánh tình hình tăng giảm nguồn vốn và

sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn qua đó đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của công ty

Chênh lệch nguồn vốn = Tổng nguồn vốn năm nay – Tổng nguồn vốn năm trước

Tỷ trọng nợ phải trả = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn x 100

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn x 100

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

- Thước đo về doanh thu và lợi nhuận: Thước đo này phản ánh sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của công ty giữa các năm

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thuần (năm nay)-Doanh thu thuần (năm trước/kế hoạch)

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế (năm nay)-Lợi nhuận sau thuế (năm trước/kế hoạch)

-

- Phân tích kết quả kinh doanh theo cơ cấu sản phẩm sản xuất: phản ánh sự thay đổi tỷ trọng doanh thu các loại mặt hàng trong doanh thu thuần của doanh nghiệp từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục

Tỷ trọng sản phẩm i = Doanh thu sản phẩm i/Tổng doanh thu x 100

Sự thay đổi tỷ trọng của sản phẩm i = Tỷ trọng sản phẩm i (năm nay)-Tỷ trọng sản phẩm i (năm trước)

Tỷ lệ chênh lệch = Tổng nguồn vốn năm nay – Tổng nguồn vồn năm trước Tổng nguồn vồn năm trước

ổng nguồn vốn năm trước

x 100

Tốc độ tăng trưởng doanh thu = Chênh lệch doanh thu x 100 Doanh thu thuần (năm trước/kế hoạch)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận = Chênh lệch lợi nhuận x 100 Lợi nhuận sau thuế (năm trước/kế hoạch)

- Phân tích kết quả kinh doanh theo cơ cấu khách hàng: phản ánh sự thay đổi tỷ trọng doanh thu của từng loại khách hàng trong doanh thu thuần của doanh nghiệp

Tỷ trọng doanh thu khách hàng i = Doanh thu khách hàng i/Tổng doanh thu x 100 Sự thay đổi tỷ trọng doanh thu của khách hàng i = Tỷ trọng doanh thu của khách hàng i (năm nay)-Tỷ trọng doanh thu của khách hàng i (năm trước)

- Thước đo chi phí: so sánh sự thay đổi trong tỷ trọng các loại chị phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần giữa các năm.

b. Nhóm thước đo về khả năng thanh toán ngắn hạn: đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn

c. Nhóm thước đo về vòng quay hoạt động: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản (hàng tồn kho, các khoản phải thu, tổng tài sản)

d. Nhóm thước đo về khả năng sinh lợi: đánh giá khả năng sinh lời của công ty Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngằn hạn x 100

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn+Các khoản phải thu x 100 Nợ ngắn hạn

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần x 100 Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x 100 Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS)= Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE)= Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán x 100 Hàng tồn kho bình quân

2.2.3. Các nội dung và quy trình đánh giá thành quả hoạt động công ty

Để làm cơ sở cho việc vận dụng BSC vào đánh giá thành quả hoạt động tại Nhà in Ngân hàng Agribank, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng đánh giá thành quả tại Nhà in hiện nay theo 4 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và nhân lực.

2.2.3.1. Nội dung và quy trình đánh giá về phƣơng diện tài chính

Hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiện nay của nhà in Aribank chủ yếu dựa trên phương diện tài chính. Phương diện này được đánh giá bằng những kết quả phân tích về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình lập kế hoạch

a. Tài chính và quy trình đánh giá về mặt tài chính

a1. Mục đích

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty. Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với nhà quản trị công ty cũng như các đối tượng bên ngoài như: nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ, khách hàng…mục đích của việc phân tích và đánh giá tình hình tài chính giúp người sử dụng đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động,..để đưa ra những quyết định kinh tế

a2. Bộ phận đánh giá

- Ban giám đốc Nhà in bao gồm: Giám đốc và hai Phó giám đốc - Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán trưởng và phó phòng kế toán

a3. Các bƣớc tiến hành

Bƣớc 1: Thu thập các số liệu nhằm phục vụ cho công tác đánh giá. Các tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình tài chính là các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm cần đánh giá và năm trước đó, Bảng tính toán các chỉ tiêu

tài chính của Nhà in như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, vòng quay hoạt động.

Bƣớc 2: Tiến hành phân tích và so sánh các chỉ số tài chính bao gồm:

 Phân tích theo chiều ngang: phân tích tình hình biến động qua các năm của từng chỉ tiêu bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch của năm nay so với năm trước

 Phân tích theo chiều dọc: phân tích tỷ trọng của từng khoản mục trên tổng số trong một báo cáo, ví dụ: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn,…

 Phân tích tỷ số: phân tích cảc tỷ số tài chính như: khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, vòng quay hoạt động,.

 So sánh: từ các chỉ tiêu được tính toán và phân tích, bộ phận chịu trách nhiệm sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu của năm cần so sánh và năm trước đó nhằm đánh giá kết quả, tìm ra nguyên nhân và xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.

Kết quả đánh giá tài chính cụ thể của năm 2012 được trình bày tại phần Phụ lục 2-1 – Kết quả cụ thể đánh giá thành quả tài chính năm 2012

b.Hoạt động và quy trình đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh

b1. Mục đích

Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức hay không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm cần thiết giúp cho nhà quản trị có được những thông tin để đề ra những quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Ở Nhà in Ngân hàng Agribank, việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm việc đánh giá tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đánh giá tình hình tiêu thụ của các mặt hàng chủ yếu.

- Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và hai phó giám đốc - Phòng kế toán bao gồm kế toán trưởng, phó phòng kế toán

- Phòng kinh doanh: trưởng bộ phận kinh doanh, trưởng bộ phận kế hoạch.

b3. Các bƣớc tiến hành

Bƣớc 1: Thu thập các số liệu nhằm phục vụ cho công tác đánh giá. Các tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là các Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của năm cần đánh giá và năm trước đó, Bảng số liệu thống kê, phân tích các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận thực hiện và kế hoạch, phân tích tỷ trọng chi phí, cơ cấu doanh thu của từng loại sản phẩm.

Bƣớc 2: Tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu bao gồm:

 So sánh chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch đề ra để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từ đó tìm ra những nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu

 So sánh chỉ tiêu thực hiện của năm cần đánh giá với năm trước đó để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến những biến động thực tế của các chỉ tiêu phân tích giữa các năm.

 Phân tích tỷ số bao gồm việc phân tích tỷ trọng của từng loại chi phí trong doanh thu của sản phẩm và tỷ trọng doanh thu của từng loại sản phẩm trên tổng doanh thu.

Kết quả đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của năm 2012 được trình bày tại phần Phụ lục 2-2 – Kết quả cụ thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm 2012

c. Nội dung và quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

c1. Mục đích

Kế hoạch được lập ra cho năm kết tiếp là mục tiêu mà doanh nghiệp tự đặt ra cho mình để có phương hướng hoạt động trong tương lai. Dựa vào kế hoạch, Ban giám đốc sẽ có những quyết định kinh tế nhằm cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Việc đề ra một kế hoạch phù hợp sẽ là tiền đề để Nhà in hoạch định ngân sách , chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc

- Phòng sản xuất kinh doanh: trưởng bộ phận kinh doanh và kế hoạch - Tất cả các trưởng bộ phận, phòng ban, phân xưởng.

c3. Các bƣớc tiến hành

Bƣớc 1: nhận định tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, nêu ra những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt như: môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh trong ngành, nguồn lực đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực,..)

Bƣớc 2: từ những nhận định đã đưa ra kết hợp với kết quả đã đạt được trong

năm trước đó để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch đào tạo cho năm tiếp theo.

Kết quả đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của năm 2013 được trình bày tại phần Phụ lục 2-3 – Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013

2.2.3.2. Nội dung và quy trình đánh giá về phƣơng diện khách hàng

a1. Mục đích

Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay, hiểu biết và làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng thường sẽ dẫn đến kết quả tài chính khởi sắc. Tại Nhà in ngân hàng Agribank, do đặc thù của công ty, khách hàng là ngân hàng và các tổ chức tín dụng chiếm một tỉ trọng lớn trong doanh thu của doanh nghiệp, ngoài ra, Nhà in còn không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng bên ngoài nhằm giảm thiểu sự rủi ro trong kinh doanh, nhất là trong thời kỳ ngành tài chính ngân hàng có nhiều biến động như hiện nay. Vì vậy, hàng năm Nhà in tiến hành phân tích kết quả kinh doanh theo từng phân khúc khách hàng để tìm ra nguyên nhân và đề ra phương hướng nhằm thỏa mãn rối đa nhu cầu của khách trong tương lai.

a2. Bộ phận đánh giá

- Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc - Trưởng bộ phận kế hoạch và kinh doanh

- Trưởng phòng kế toán và kế toán công nợ

Bƣớc 1: Thu thập các số liệu nhằm phục vụ cho công tác đánh giá. Các tài liệu chủ yếu bao gồm: các hợp đồng kinh tế được phân loại theo khách hàng, hóa đơn GTGT, sổ sách kế toán theo dõi chi tiết tình hình doanh thu và công nợ từng khách hàng,…

Bƣớc 2: Tiến hành phân tích và so sánh các chỉ tiêu

 Phân tích tỷ số bao gồm việc phân tích tỷ trọng của từng phân khúc khách hàng trên tổng doanh thu.

 So sánh sự thay đổi trong tỷ trọng doanh thu của từng phân khúc khách hàng và doanh thu của mỗi khân khúc qua các năm để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó và đề ra biện pháp khắc phục

Kết quả đánh giá phương diện khách hàng cụ thể của năm 2012 được trình bày tại phần Phụ lục 2-4 – Kết quả cụ thể đánh giá tình hình khách hàng năm 2012 2.2.3.3. Nội dung và quy trình đánh giá về phƣơng diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ

Tại Nhà in Agribank chưa có quy trình đánh giá và thước đo để đo lường phương diện hoạt động kinh doanh nội bộ. Tuy nhiên, để làm tiền đề cho việc xây dựng nội dung, quy trình đánh giá cũng như mục tiêu, thước đo của phương diện này tại chương 3, tác giả xin đưa ra một số các đặc điểm về quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại công ty.

Quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại Nhà in ngân hàng Agribank bao gồm quy trình hoạt động sản xuất và quy trình dịch vụ sau bán hàng

Quy trình hoạt động sản xuất đã được tác giả trình bày trong phần 2.1.3.2.Quy trình sản xuất kinh doanh.

Quy trình dịch vụ sau bán hàng: quy trình này được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu trả hàng, đổi hàng, bổ sung những sản phẩm đã bàn giao không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kiểu dáng, thiết kế đã thỏa thuận trong hợp đồng cũng như có những sai lệch về thông tin trên sản phẩm. Đặc biệt, đối với những sản phẩm có in số, khi khách hàng có phản ảnh về việc sai sót số seri Nhà in sẽ phải lập biên bản để hủy bỏ hoặc bổ sung, trong trường hợp nghiêm trọng có thể phải hủy bỏ toàn bộ đơn hàng và bồi thường cho khách hàng.

2.2.3.4. Nội dung và quy trình đánh giá về phƣơng diện học hỏi, phát triển của lao động

a1. Mục đích

Nhân lực là một trong những nguồn lực đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp nói chung và Nhà in Ngân hàng Agribank nói riêng. Do đó, hàng năm Ban giám đốc tiến hành soát xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Vận dụng bảng điểm cân bằng (balanced scorecard BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động tại nhà in ngân hàng agribank (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)