Kết thúc kiểm toán:

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 55)

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

AFC thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của ABC nói chung và kiểm toán chi phí tiền lương nói riêng từ ngày 06 đến ngày 08/03/2014. Do đó, việc xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ 31/12/2013 đối với khoản mục chi phí tiền lương của công ty được Kiểm toán viên xem xét từ ngày 31/12/2013 đến ngày 08/03/2014.

Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp chính sách lương của công ty trong niên độ mới và nhận thấy không có sự thay đổi hay bất chứ chính sách nào mới từ Ban lãnh đạo công ty.

Tình hình tài chính của công ty ổn định, việc phân phát tiền lương cho công nhân viên diễn ra đều đặn và đúng kỳ.

Trong tháng 01/2014, công ty chi phụ cấp thai sản và đám cưới cho công nhân viên nhiều nhưng giá trị không lớn (có 3 trường hợp phụ cấp thai sản và 2 trường hợp chi mừng đám cưới, mỗi trường hợp trị giá 500,000VNĐ).

Qua phỏng vấn một số công nhân ngẫu nhiên, được biết công ty có chế độ cấp dưỡng công nhân viên rất tốt, cho tới hiện tại, công ty không có bất cứ vụ kiện tụng nào cũng như các vấn đề liên quan đến sự bất mãn về chế độ đãi ngộ công nhân viên của công ty (tức là không có bạo loạn, đình công,…)

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Tham khảo ý kiến của các Kiểm toán viên khác về vấn đề hoạt động liên tục của công ty ABC, được biết, mặc dù trong năm vừa qua lợi nhuận của công ty không lớn nhưng cơ sở để đảm bảo sự hoạt động của công ty là cao.

Do vậy, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về phần hành kiểm toán là phù hợp và phản ánh đúng tình hình của công ty hiện tại.

Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán

Trong giai đoạn này, trưởng nhóm (Chị Châu) sẽ kiểm tra và rà soát công việc của kiểm toán viên nhằm tổng hợp số liệu và những phát hiện của kiểm toán viên. Đồng thời trưởng nhóm đánh giá lại mức độ hoàn thành công việc của họ.

Đối với phần hành tiền lương đã được kiểm toán tại Công ty ABC, chị Châu yêu cầu anh Bình (Kiểm toán viên thực hiện) gửi file mềm cho chị Châu thông qua mail và kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của anh Bình, đối chiếu số liệu mà anh Bình đã tham chiếu có đúng hay không?

Sau khi kiểm tra, chị Châu đánh giá anh Bình đã thực hiện hoàn thiện phần hành và việc đánh tham chiếu hoàn toàn chính xác và đầy đủ.

Tiếp theo, chị Châu kiểm tra các bằng chứng mà anh Bình đã thu thập tại đơn vị để xem xét chúng có phục vụ cho công việc kiểm toán chi phí tiền lương hay không? Trong khi thực hiện Kiểm toán, anh Bình đã quên lưu lại Bảng thanh toán lương có chữ ký của nhân viên cũng như giấy làm việc có ghi chép về những nét chính trong quy chế lương tại đơn vị, do đó, chị Châu yêu cầu anh Bình giải thích:

- Thứ nhất, do việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty là tốt và có độ tin cậy cao, do đó, anh Bình bỏ qua việc xem xét Bảng thanh toán lương có chữ ký của nhân viên, chỉ yêu cầu Bảng lương và phiếu chi lương có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng và thủ quỹ, các bằng chứng này được sao ra từ bản chính và có lưu lại trong phần S.

- Thứ hai, do thời gian kiểm toán tại công ty có giới hạn, do đó sau khi phân tích chi phí tiền lương, anh Bình dựa vào bảng phân tích và yêu cầu kế toán tiền lương tại đơn vị nêu những nét chính và so sánh chứ không ghi chép lại vào giấy làm việc.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Sau khi nghe xong giải thích, chị Châu yêu cầu anh Bình ghi lại những nét chính về quy chế lương dựa trên sự so sánh trên vào giấy làm việc và lưu trữ lại, vì chúng sẽ phục vụ cho việc kiểm tra Hồ sơ kiểm toán của trưởng phòng nghiệp vụ và chủ nhiệm kiểm toán sau này.

Cuối cùng, chị Châu yêu cầu anh Bình in phần hành và lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Lập báo cáo Kiểm toán

Sau khi tổng hợp và kiểm tra tất cả các phần hành, chị Châu tiến hành lấy số đưa vào báo cáo và tiến hành lập báo cáo Kiểm toán.

Khi lập xong Báo cáo Kiểm toán, chị Châu gửi cho trưởng phòng kiểm tra lại và in bản dự thảo gửi cho khách hàng, trong đó có nêu kiến của Kiểm toán viên như sau:

Ý kiến của Kiểm toán viên

Tại thời điểm 31/12/2013, chúng tôi không tham gia quan sát việc kiểm kê tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho của Quý Công ty và chúng tôi cũng không thể áp dụng được những thủ tục, phương pháp kiểm toán thay thế cần thiết khác để trình bày ý kiến của mình về tình hình tồn quỹ tiền mặt, tài sản cố định cũng như hàng tồn kho tại thời điểm này.

Theo quan điểm của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, các báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của CÔNG TY TNHH ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của Công ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

Sau khi nhận được sự đồng ý của phía khách hàng, chị Châu kiểm tra lại, đóng và in Báo cáo kiểm toán thành 8 cuốn trong đó có 7 cuốn theo yêu cầu của khách hàng, 1 cuốn được AFC lưu lại vào Hồ sơ kiểm toán. Tất cả đều được gửi cho bên khách hàng ký trước, sau đó gửi lại cho AFC ký. Cuối cùng, AFC gửi lại 7 cuốn cho ABC.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán chi phí tiền lƣơng do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện

3.1.1. Về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Ƣu điểm: Ƣu điểm:

Thông qua việc quan sát, phỏng vấn kết hợp với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, các Kiểm toán viên AFC đã đưa ra được sự đánh giá tổng quan về tình hình của công ty khách hàng, từ đó xác định những công việc cơ bản để thiết lập kế hoạch kiểm toán phù hợp nhất.

Tất cả các công ty kiểm toán đều thiết kế riêng cho mình một chương trình kiểm toán và AFC cũng vậy. Đối với mỗi phần hành kiểm toán nói chung và phần hành chi phí tiền lương nói riêng, AFC thiết kế chương trình kiểm toán cơ bản làm kim chỉ nam cho các Kiểm toán viên tiến hành kiểm toán. Trong một số trường hợp, các KTV vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong công việc để thiết kế thêm hoặc bỏ bớt một số thủ tục để công việc diễn ra hoàn hảo hơn.

Hạn chế:

Thời gian tại đơn vị khách hàng là không nhiều, do đó, một số thủ tục cần thiết để giảm thiểu tối đa các rủi ro khi kiểm toán phần hành bị lược bỏ vì mất nhiều thời gian hoặc thay vào đó là các thủ tục khác nhanh hơn nhưng hiệu quả không cao. Ví dụ như:

Thủ tục cần thiết để đánh giá môi trường kiểm soát: Chọn mẫu và phỏng vấn công nhân viên ở các phòng ban về việc thực hiện các quy chế, quy định của công ty cũng như những vấn đề về đãi ngộ, chính sách lương,…để rút ra những đánh giá, nhận xét về mức độ hài lòng với công ty của họ và mức độ thực hiện theo những chỉ thị của Ban lãnh đạo công ty.

Thủ tục kiểm toán viên thực hiện: Thu thập các chính sách, văn bản liên quan đến chi phí lương, quan sát tổng quát việc thực hiện của nhân viên trong môi trường của đơn vị khách hàng và phỏng vấn Giám đốc, Kế toán trưởng sau đó đánh giá dựa trên những xét đoán nghề nghiệp kiểm toán đưa ra những đánh giá về tác phong của các nhà quản lý làm cơ sở đánh giá môi trường kiểm soát.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

3.1.2. Về giai đoạn thực hiện kiểm toán Ƣu điểm: Ƣu điểm:

Trong việc thực hiện kiểm toán, các Kiểm toán viên dựa trên các phần hành kiểm toán được phân công mà tiến hành thực hiện rất nhanh và hiệu quả. Các chứng từ, bằng chứng kiểm toán được thu thập và đánh tham chiếu cụ thể để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này của Trưởng nhóm cũng như Chủ nhiệm kiểm toán.

Hạn chế:

Hạn chế đầu tiên là vì mỗi Kiểm toán viên được phân công các phần hành khác nhau nên sự trao đổi thông tin giữa các Kiểm toán viên còn bị hạn chế, vì vậy, việc yêu cầu thông tin từ khách hàng dễ bị trùng lắp, không trình tự, gây nên cảm giác thiếu chuyên nghiệp đối với khách hàng.

Hạn chế thứ hai trong giai đoạn này đó là các Kiểm toán viên tại AFC chưa thực hiện khảo sát tỷ lệ Chi phí tiền lương/ Doanh thu hoặc Giá vốn hàng bán. Đây là một thủ tục cơ bản nhằm đánh giá sự biến động về chi phí tiền lương giữa các kỳ mà các Kiểm toán viên nên thực hiện.

3.1.3. Về giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán và trưởng nhóm tổng hợp lại các phần hành kiểm toán của Kiểm toán viên, trưởng nhóm có trách nhiệm rà soát lại những sai sót và lên số vào Báo cáo kiểm toán sau đó gửi cho chủ nhiệm kiểm toán đánh giá lại và đưa ra ý kiến về tình hình kinh doanh của khách hàng. Việc lập và trình bày Báo cáo kiểm toán luôn có nét riêng của công ty nhưng luôn tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành.

3.2. Kiến nghị

Dựa trên những hạn chế trong phần nhận xét, tôi xin đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại AFC như sau:

Đối với những hạn chế trong “giai đoạn lập kế hoạch” “giai đoạn thực hiện kiểm toán (hạn chế đầu tiên)”. Việc thu thập thông tin và thực hiện một số thủ tục khảo sát cần thiết, các Kiểm toán viên hãy viết ra những yêu cầu của mình trên giấy làm việc và thống nhất phân công cho một trợ lý kiểm toán có khả năng thực hiện những yêu cầu trên một cách tốt nhất. Ví dụ như:

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Việc phỏng vấn và đánh giá hãy giao cho trợ lý kiểm toán có khả năng quan sát và phân tích tốt. Việc thu thập, lưu trữ các bằng chứng hãy giao cho trợ lý kiểm toán nhanh nhẹn, có tính nguyên tắc cao hơn,…Điều đó sẽ giúp cuộc kiểm toán diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng , toàn diện và tạo được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Còn một hạn chế trong giai đoạn thực hiện phân tích chi phí tiền lương đó là Kiểm toán viên AFC chỉ đề cập tới vấn đề khảo sát sự biến động của chi phí tiền lương giữa kỳ này so với kỳ trước mà không khảo sát sự biến động của tiền lương trong kỳ với chi phí sản xuất kinh doanh hay giá vốn hàng bán. Công việc khảo sát này sẽ đặc biệt giúp các Kiểm toán viên đánh giá được việc tăng chi phí tiền lương khi trong kỳ công ty khách hàng đã tăng quy mô sản xuất của mình. Chẳng hạn:

Công ty TNHH XYZ có số liệu như sau:

Năm 2013 Chi phí lương Giá vốn hàng bán Quý I 1,218,530,304 6,724,780,927 Quý II 1,205,777,605 6,632,440,071 Quý III 1,209,366,560 6,681,583,204 Quý IV 1,442,266,301 7,911,499,182 Tổng 5,075,940,770 27,950,303,384

Đối với số liệu trên Kiểm toán viên tại AFC chỉ thực hiện phân tích chi phí lương dựa trên so sánh giữa các kỳ như sau:

(Đvt: Triệu đồng) 1,219 1,206 1,209 1,442 1,050 1,100 1,150 1,200 1,250 1,300 1,350 1,400 1,450 1,500

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Như vậy Kiểm toán viên của AFC sẽ nhận thấy sự tăng cao chi phí lương nhân viên trong Quý IV và yêu cầu Kế toán viên tại đơn vị được kiểm toán giải thích.

Trong khi đó nếu Kiểm toán viên thực hiện thêm thủ tục phân tích chi phí lương dựa trên giá vốn hàng bán sẽ nhận thấy tỷ lệ chi phí lương trên giá vốn hàng bán biến động đều, chênh lệch không cao. Tức là cuối năm (Quý IV), đơn vị gia tăng sản xuất, thuê mướn thêm công nhân, làm cho chi phí tiền lương tăng theo.

Phân tích chi phí lương trên Giá vốn hàng bán:

Năm 2013 Chi phí lương Giá vốn hàng bán Tỷ lệ CPL/GVHB Quý I 1,218,530,304 6,724,780,927 18.12% Quý II 1,205,777,605 6,632,440,071 18.18% Quý III 1,209,366,560 6,681,583,204 18.10% Quý IV 1,442,266,301 7,911,499,182 18.23% Tổng 5,075,940,770 27,950,303,384 18.16%

Trên thực tế kiểm toán chi phí tiền lương tại AFC cho thấy, thời gian KTV ở lại công ty khách hàng rất ngắn mà phải làm một khối lượng công việc rất lớn nên không thể nào kiểm toán một cách chi tiết các phần hành được. Do đó, cần có một giải pháp để giảm thiểu số công việc phải làm cho KTV để cuộc kiểm toán diễn ra hoàn hảo hơn. Công ty có thể phân bố các KTV tới công ty khách hàng trong các giai đoạn ít bận rộn trong năm để kiểm toán theo từng giai đoạn.

18.12% 18.18% 18.10% 18.23% 17.00% 17.50% 18.00% 18.50% 19.00% 19.50% 20.00% 20.50%

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

KẾT LUẬN



Trong mọi khoản mục kiểm toán đều chứa đựng những rủi ro và nguy cơ. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản mục trên BCTC nói chung và“kiểm toán khoản mục chi phí tiền lương” nói riêng là một yêu cầu mang tính tất yếu.

Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có một vị trí quan trọng, bởi vì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Do đó khi thực hiện chương trình kiểm toán chi phí tiền lương đòi hỏi phải nắm vững kiến thức chuyên môn và nghiên cứu nghiêm túc các đặc điểm về loại hình đơn vị, các bước tiến hành kiểm toán chi phí tiền lương nói riêng và kiểm toán tổng thể các thông tin tài chính nói chung. Trong phạm vi khóa luận, tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chi phí tiền lương, dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng kiểm toán chi phí tiền lương tại AFC để đưa ra những nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình này tại AFC.

Sau hơn hai mươi năm phát triển, Kiểm toán độc lập Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự hội nhập và phát triển của kinh tế đất nước, hoạt động kiểm toán đặc biệt là kiểm toán BCTC ngày càng được khẳng định là công cụ đắc lực trong quản lý nói chung và trong quản lý tài chính nói riêng. Và cũng vì vậy, công việc hoàn thiện công tác kiểm toán tại các công ty Kiểm toán không chỉ là công việc của bản thân các doanh nghiệp mà đó còn là của Nhà nước và công việc ấy đã và đang hoàn thiện hơn trong suốt thời gian qua.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Sách :

- ThS Cung Hữu Đức (2013). “Tài liệu tham khảo môn Kiểm toán 2”.

- Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. “Kiểm toán”. NXB Lao động xã hội.

- Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. “Kiểm soát nội

bộ”. NXB Phương Đông.

- ThS Trịnh Ngọc Anh (2012).“Kế toán tài chính I”. NXB Thanh Niên.

 Tham khảo điện tử:

- Đồ án kiểm toán chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương, trang

www.tailieu.vn www.doc.edu.vn www.atheenah.com www.danketoan.vn

- Tham khảo một số vấn đề khác dựa trên các văn bản pháp luật, quy định pháp lý,

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)