Kinh nghiệm và thành tựu

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 38)

Kinh nghiệm:

Từ năm 1994 đến nay, Công ty đã tham gia nhiều dự án, chương trình huấn luyện kế toán và kiểm toán quốc gia, quốc tế. Qua các chương trình này nhiều cán bộ và nhân viên nghiệp vụ của Công ty đã được huấn luyện trong nước và ở nước ngoài nhằm nắm vững nghiệp vụ kiểm toán, phục vụ khách hàng và đẩy mạnh sự phát triển ngành kiểm toán của Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Đến nay, Công ty thành lập được 22 năm, nhưng kinh nghiệm của Công ty trong nghề kiểm toán độc lập đã trên 20 năm, nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty đã kinh qua công tác kiểm toán ngay từ khi thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập hình thành tại Việt Nam.

Thành tựu:

Kiểm toán AFC Việt Nam nằm trong danh sách các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012, 2013.

Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam đã được chứng nhận đạt giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín - 2010” dành cho các Tổ chức trung gian và hỗ trợ dịch vụ trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.1.5. Phƣơng châm hoạt động của AFC

“The client’s success is our success”.

Với phương châm “thành công của khách hàng là thành công của chúng tôi” toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty với trình độ nghiệp vụ vững vàng cộng với sự nhiệt tình trong phục vụ khách hàng luôn hướng đến mục tiêu to lớn và lâu dài của Công ty AFC “Phấn đấu trở thành công ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu trên thế giới, cống hiến cho sự thành công của khách hàng trong việc thực hiên mục tiêu của họ”.

2.1.6. Quy trình kiểm toán chung do công ty thực hiện

Việc tiến hành kiểm toán tại công ty AFC được thực hiện trên một quy trình thống nhất được phổ biến chung cho toàn công ty và được áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng tùy từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên có thể thay đổi cho phù hợp đạt được kết quả cao nhất.

2.1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị

Bƣớc 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

AFC tiếp nhận yêu cầu khách hàng thông qua điện thoại, fax, thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Sau đó, những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ công ty cung cấp sẽ được báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo công ty bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách trực tiếp (chủ nhiệm), Giám đốc chi nhánh).

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Bƣớc 2: Khảo sát và thu thập thông tin về khách hàng

Đối với khách hàng mới:

AFC tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp,…. Đồng thời đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng.

Đối với khách hàng cũ:

AFC cần thu thập thông tin nhằm đánh giá lại về khách hàng để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ nữa hay không. Mặt khác, kiểm toán viên cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán để phù hợp hơn cho năm kiểm toán mới hay không.

Mục đích của công việc này nhằm khái quát những vấn đề của khách hàng cần kiểm toán, từ đó đưa ra mức giá phí phù hợp với tình hình của họ.

Bƣớc 3: Gửi thƣ báo giá

Căn cứ vào báo cáo khảo sát về tình hình khách hàng do Kiểm toán viên và phòng Kinh doanh gửi lên, Tổng Giám đốc sẽ xem xét và quyết định giá phí. Ý kiến của Tổng Giám đốc sẽ được ghi trực tiếp vào báo cáo khảo sát trên và chuyển lại cho phòng Kinh doanh.

Phòng Kinh doanh căn cứ vào báo cáo khảo sát đã có ý kiến của Giám đốc tiến hành soạn thảo thư báo giá với nội dung:

 Tóm tắt yêu cầu của khách hàng.

 Phạm vi công việc và phương pháp làm việc của AFC đối với yêu cầu của khách hàng, những giới hạn trong công tác kiểm toán.

 Các loại báo cáo kiểm toán sẽ gởi tới khách hàng, những giới hạn trong công tác kiểm toán.

 Giá phí đề nghị.

 Các yêu cầu cụ thể theo yêu cầu khách hàng cần đưa vào thư báo cáo giá như thời gian hoàn tất kiểm toán.

Ngoài ra, trong thỏa thuận AFC cũng chú trọng tới những ý kiến và đề nghị khác của khách hàng về giá phí, dịch vụ cung cấp hoặc vấn đề tiếp đón Kiểm toán viên.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Bƣớc 4: Hợp đồng kiểm toán

Trên cơ sở những thỏa thuận, hai bên sẽ xúc tiến việc ký hợp đồng kiểm toán dựa trên Chuẩn mực số 210 quy định về “Hợp đồng Kiểm toán” của Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

(Phụ lục số 01 và 02 về mẫu hợp đồng kiểm toán)

Bƣớc 5: Phân công kiểm toán

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán phân chia hợp đồng xuống các phòng nghiệp vụ, không phân công kiểm toán viên của năm trước đối với khách hàng cũ.

Trưởng phòng nghiệp vụ có trách nhiệm lập quyết định phân công nhóm kiểm toán dựa trên quy mô và tình hình của đơn vị khách hàng được kiểm toán theo nguyên tắc mỗi nhóm kiểm toán có ít nhất một kiểm toán viên chính.

Bƣớc 6: Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên chính với sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán (chiến lược kiểm toán, chương trình kiểm toán) và phân công các phần hành kiểm toán dựa trên kinh nghiệm và trình độ của kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.

Kiểm toán viên trước đó cũng thông báo về thời gian ở lại công ty khách hàng và yêu cầu những tài liệu, chứng từ cần bên khách hàng cung cấp để tiết kiệm thời gian của đôi bên.

2.1.6.2. Giai đoạn thực hiện

Trong giai đoạn này, các Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán xuống làm việc tại công ty khách hàng.

Trong quá trình thực hiện, Kiểm toán viên có thể quyết định tăng mẫu của các thử nghiệm hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán khác tùy theo những nhận định và những vấn đề mới phát sinh thông qua việc quan sát, đánh giá và phỏng vấn Ban lãnh đạo của công ty….

Tất cả các bằng chứng và tài liệu kiểm toán thu thập được, các thử nghiệm đều được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán, được cấp trên xem xét và đánh giá kỹ trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán cho khách hàng.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

2.1.6.3. Giai đoạn hoàn thành Trách nhiệm của nhóm kiểm toán: Trách nhiệm của nhóm kiểm toán:

Nhóm kiểm toán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ (hồ sơ pháp lý và hồ sơ kiểm toán năm) theo quy định của công ty.

Hồ sơ pháp lý bao gồm các quy chế, quy định của công ty, đồng thời bao gồm các văn bản pháp lý, điều lệ, giấy phép kinh doanh của đơn vị,….

Hồ sơ kiểm toán bao gồm các bằng chứng kiểm toán cùng với các phần hành kiểm toán đã thực hiện.

Trách nhiệm của Chủ nhiệm kiểm toán:

Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc hoàn tất hồ sơ kiểm toán.

Nội dung kiểm tra của hồ sơ kiểm toán bao gồm:

 Chất lượng và hình thức các giấy làm việc lưu trong hồ sơ.  Nội dung báo cáo kiểm toán.

 Việc tuân thủ các quy định tổ chức hồ sơ kiểm toán.

 Các kỹ thuật kiểm toán quan trọng đối với từng phần trong hồ sơ.

 Các chế độ kế toán tài chính được áp dụng so với các chế độ kế toán tài chính được Bộ Tài chính phê duyệt.

 Nội dung và hình thức tất cả các biểu mẫu được trình bày trong Báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Phó Tổng giám đốc:

Phó Tổng Giám đốc duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Nếu có bất đồng ý kiến giữa Kiểm toán viên chính, Chủ nhiệm kiểm toán và Phó Tổng Giám đốc phụ trách thì Phó Tổng Giám đốc sẽ báo cáo lên Tổng Giám đốc để lập Hội đồng công ty xem xét và đưa ra ý kiến sau cùng.

Sau đó, gửi bản dự thảo để lấy ý kiến khách hàng (Các bản này, sau khi có ý kiến của khách hàng phải lưu một bộ vào hồ sơ kiểm toán) rồi hoàn chỉnh lần cuối cùng và phát hành Báo cáo chính thức.

Chủ nhiệm kiểm toán, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách xem xét và ký tên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thư quản lý và bảng tổng hợp kiểm tra. Căn cứ vào tờ trình, Tổng Giám đốc (hoặc Phó Tổng Giám Đốc được ủy quyền) xem

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

xét, phê duyệt và ký phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo tài chính đã kiểm toán thông thường được phát hành 8 bộ, trong đó 1 bộ lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Hoàn thành phát hành báo cáo, công ty thu phí kiểm toán còn lại của khách hàng (trước đó công ty quy định thu 50:50, tức là trước khi kiểm toán thu 50% phí, sau khi phát hành báo cáo, khách hàng gửi 50% phí còn lại cho AFC).

Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các nhóm kiểm toán có trách nhiệm theo dõi và tư vấn cho khách hàng và các vấn đề phát sinh sau kiểm toán, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các khoản phải nộp cho Nhà nước.

2.2. Thực trạng kiểm toán chi phí tiền lƣơng tại công ty TNHH ABC do công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam thực hiện

Trước khi ABC, dựa trên những hiểu biết sơ bộ về công ty, trưởng phòng nghiệp vụ 5, chị Hoàng Lan Hương đã tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán viên gồm 5 thành viên. Trong đó có 1 trưởng nhóm kiểm toán, 2 kiểm toán viên và 1 trợ lý kiểm toán.

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Thông thường trong gia đoạn này, các Kiểm toán viên của AFC sẽ dựa trên Bảng các câu hỏi cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng (Phụ lục – Bảng các câu hỏi) để đánh giá. Sau đây là những thông tin mà Kiểm toán viên ghi nhận được:

Tìm hiểu thông tin về khách hàng

ABC là khách hàng cũ của AFC, do đó KTV thu thập thông tin của công ty qua hồ sơ kiểm toán của năm trước. Đồng thời, Kiểm toán viên liên lạc với Kiểm toán viên tiền nhiệm và nhận được lời phản hồi khá tốt về công ty khách hàng, đây là một cơ sở đánh giá của Kiểm toán viên.

Công ty TNHH ABC được thành lập với vốn điều lệ 2,752,857 USD, là công ty 100% vốn nước ngoài và gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 1995.

Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực may mặc, thời trang với số lượng nhân viên là 317 người.

Công ty hiện có 2 xưởng sản xuất đặt tại khu chế xuất và chủ yếu sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của các công ty với số lượng lớn. Khách hàng chủ yếu của công ty đến từ Nhật, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tại công ty.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Đứng đầu công ty là một nhà lãnh đạo người Nhật với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành (19 năm) và là người lãnh đạo công ty từ khi mới thành lập cho tới khi công ty phát triền như hôm nay. Ông là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cao, đặc biệt là rất coi trọng chữ tín, có ý thức chấp hành pháp luật cao.

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Giám đốc của công ty được Kiểm toán viên yêu cầu trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như sự thay đổi về chính sách và quy chế của công ty.

Qua phỏng vấn, Kiểm toán viên của AFC nhận thấy Giám đốc này là người có phong thái điều hành ổn định và nắm bắt rất rõ ràng mọi thứ thuộc về công ty.

Giám đốc cùng làm việc trong phòng lớn với nhân viên của phòng kế toán, bên ngoài là xưởng sản xuất do đó ông có thể giám sát hoạt động của công nhân viên.

Công ty có môi trường làm việc sạch sẽ, yên tĩnh. Giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi rõ ràng và đúng giờ.

Nhân viên hiểu rõ về công việc và trách nhiệm của bản thân.

Tổ chức công tác kế toán:

Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là Nhật ký chứng từ, và sử dụng kế toán máy.

Sau khi nắm sơ bộ về tình hình, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán xây dựng kế hoạch kiểm toán cho toàn bộ cuộc kiểm toán và phân công phần hành cho các kiểm toán viên.

2.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi phí tiền lƣơng

Do công ty chủ yếu sử dụng các máy móc hiện đại, công nhân ở đây không nhiều, chi phí lương nhân viên không lớn, đồng thời hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá đáng tin cậy, vậy nên trưởng nhóm phân công kiểm toán viên có ít kinh nghiệm nhất trong nhóm thực hiện phần hành này.

(Theo quy định của AFC, trợ lý kiểm toán phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc mới được thực hiện phần hành).

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát

Trước khi thực hiện kiểm toán chi phí tiền lương tại ABC, Kiểm toán viên tiến hành thu thập các tài liệu, chứng từ sổ sách liên quan đến tiền lương (chính sách lương, các quyết định của công ty, bảng chấm công, bảng tính và thanh toán lương, …). Đồng thời tiến hành phỏng vấn kế toán viên tại đơn vị về phương pháp tính lương, hạch toán, chế độ lương, thưởng. Theo đó, có những nét chính trong quy chế lương của công ty như sau:

- Đối tượng lao động: Người lao động Việt Nam và nhà lãnh đạo, chuyên gia người Nhật.

- Tính và thanh toán lương: Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công ty chi trả cho người lao động dựa trên hợp đồng lao động và tuân thủ quy định của Bộ luật lao động.

- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Toàn bộ chi phí tiền lương, thưởng của công nhân viên được tập hợp vào TK334, trong đó cuối tháng, của công nhân trực tiếp sản xuất kết chuyển sang TK622, của bộ phận quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK642, còn lại vào TK627.

Chi phí BHXH, BHYT cho người lao động đang làm việc tại công ty được trích trên cơ sở quỹ lương của đơn vị theo các chế độ hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Cuối tháng, việc giám sát và theo dõi được tập hợp về phòng kế toán, phòng kế toán dựa vào đó để tính và lập bảng lương gửi cho Giám đốc phê duyệt và tiến hành ghi sổ, thanh toán lương cho người lao động.

Thông qua quan sát, kiểm toán viên nhận thấy hệ thống sổ sách của công ty được ghi chép chính xác, lưu trữ cẩn thận và đầy đủ. Chứng từ được phân loại, lưu trữ theo số thự tự hằng ngày và tập hợp theo 12 tháng.

Trình tự phê duyệt các hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Tất cả các nghiệp vụ liên quan tới việc tính và thành lập bảng lương đều do kế toán tiền lương thực hiện và được Kế toán trưởng xem xét, Giám đốc phê duyệt. Việc thanh toán lương do kế toán tiền lương xuất chứng từ và thủ quỹ chi tiền, có ký xác nhận nhận tiền của người lao động, chi tiền của thủ quỹ.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Việc kiểm soát giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân viên tương đối tốt. Nhân viên bắt đầu làm việc vào lúc:

Sáng: 7h30 đến 11h30. Chiều: 12h00 đến 4h00

Do đó, Kiểm toán viên có cơ sở nhận xét hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty là đáng tin cậy và thông qua đó có thể giảm bớt một số thủ tục kiểm toán.

2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi phí tiền lƣơng

Sau khi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình chi phí tiền

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)