Chuẩn bi ̣ kế hoa ̣ch kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 25)

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của khách hàng, kinh nghiệm và trình độ của Kiểm toán viên (KTV), Trưởng phòng kiểm toán sẽ lựa chọn Kiểm toán viên phù hợp để giao phần hành chi phí tiền lương cũng như các phần hành liên quan.

Thông thường đối với những doanh nghiệp có chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể, phần hành này sẽ được giao cho các Kiểm toán viên trẻ, ít kinh nghiệm. Đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí tiền lương lớn, nhân công nhiều chẳng hạn như các công ty gia công, phần hành chi phí tiền lương sẽ được giao cho các Kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm để thực hiện.

Trước hết, Kiểm toán viên được giao sẽ thu thập và tổng hợp thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng (ngành nghề, phạm vi, quy mô,…), tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát và các bên liên quan để đánh giá mức rủi ro và trọng yếu và lên kế hoạch kiểm toán.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị.

- Đánh giá năng lực quản lý và tính liêm chính của Ban lãnh đạo công ty. - Liên lạc với Kiểm toán viên tiền nhiệm để nắm bắt những thông tin cần chú

ý về khách hàng.

1.3.1.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nô ̣i bô ̣

Đối với chu trình chi phí tiền lương, các thủ tục kiểm soát được thiết lập để quản lý một cách hiệu quả các hoạt động diễn ra trong chu trình.

Nghiệp vụ phê duyệt: Ban lãnh đạo công ty xây dựng một hệ thống chính sách tiền lương bằng văn bản thể hiện những vấn đề thiết yếu trong công tác tiền lương và nhân viên tại đơn vị. Chính sách này phải được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và được công bố rộng rãi tới tất cả nhân viên trong đơn vị. Tất cả các khoản chi phí liên quan đến lương, thưởng hay các khoản trích theo lương,…phải được lãnh đạo công ty (Giám đốc, Tổng Giám đốc,…) và Kế toán trưởng phê duyệt rõ ràng.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Theo dõi thời gian làm việc, lập bảng chấm công và ghi sổ kế toán: Bộ phận kế toán căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của công ty để lập bảng theo dõi, chấm công đầy đủ, chính xác. Các kế toán viên dựa vào đó và ghi chép vào sổ kịp thời, đúng đắn.

Thanh toán lương: Để tránh gian lận và các sai sót làm thất thoát tài sản của đơn vị có thể xảy ra, thủ quỹ và người nhận lương phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy chế của công ty: Các phiếu chi hoặc séc chi lương phải thể hiện đúng nghiệp vụ chi lương và phản ánh đúng số tiền được chi. Người thực hiện chi lương chỉ chi lương khi đã được xác nhận của Ban lãnh đạo hoặc người có thầm quyền. Người nhận lương phải có chữ ký xác nhận đã nhận lương.

Ngoài ra, chỉ những người có liên quan mới được tiếp cận hệ thống sổ sách, chứng từ của công ty.

1.3.1.3. Thu thập thông tin cơ sở

Một phần không thể thiếu trong công việc này đó là tìm hiểu về kế toán tiền lương tại đơn vị bao gồm: Hệ thống chứng từ, sổ sách; phương pháp tính lương, trả lương; chính sách lương, chính sách quản lý và tuyển dụng nhân viên, các văn bản khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Kiểm toán viên cần thu thập tài liệu về tình hình nhân sự, bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và chi phí theo kỳ, bảng phân bổ chi phí tiền lương, các loại sổ liên quan đến tiền lương và các khoản trích trên tiền lương. Ngoài ra còn có các văn bản quy định về chính sách tiền lương và nhân viên tại đơn vị.

1.3.1.4. Thu thập thông tin về nghi ̃a vu ̣ pháp lý khách hàng

Công việc này không thể bỏ qua bởi vì nó liên quan đến pháp luật. Trong phần này, Kiểm toán viên có nhiệm vụ thu thập:

- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hoặc trong vài năm trước.

- Các hợp đồng, cam kết quan trọng.

- Tài liệu về hợp đồng, định mức lao động quan trọng, các văn bản liên quan đến tiền lương…

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Sau đó, dựa trên những thông tin thu thập được, Kiểm toán viên đánh giá mức độ ảnh hưởng của những vấn đề mang tính pháp lý đó tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.

1.3.1.5. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo rằng không có những sai lệch trọng yếu xảy ra trên Báo cáo tài chính. Trong bước này, Kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu của sai lệch có thể chấp nhận được. Việc xác lập và đánh giá dựa trên:

- Xác suất xảy ra rủi ro.

- Mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra.

Việc chọn và kiểm tra mẫu của Kiểm toán viên tại đơn vị bị hạn chế, đồng thời việc phát hiện ra sai sót mang tính xét đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên và một khi sai phạm do gian lận xảy ra thì thường được che giấu rất tinh vi nên các Kiểm toán viên không thể phát hiện ra tất cả, hay nói cách khác đó là trong mọi cuộc kiểm toán luôn chứa đựng những rủi ro.

Trong quy trình kiểm toán tiền lương chứa đựng những rủi ro cơ bản sau: - Rủi ro về xác định mức lương.

- Rủi ro về tính lương. - Rủi ro về chi trả lương.

- Rủi ro về ghi nhận báo cáo về quy trình nhân sự tiền lương.

Trong đó, rủi ro về xác định mức lương có khả năng xảy ra cao nhất và hậu quả cũng sẽ lớn nhất.

1.3.1.6. Thiết kế chƣơng trình kiểm toán

Cũng trong chuẩn mực kiểm toán số 300 (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – 2001) đã nói rằng “24. Chương trình kiểm toán phải độc lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể”

Đây là giai đoạn Kiểm toán viên xác định các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm Kiểm toán.

Trong chương trình kiểm toán, các thủ tục cơ bản và chi tiết được nêu ra để làm kim chỉ nam cho các Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán. Đối với mỗi phần

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

hành khác nhau đều cần có những chương trình kiểm toán riêng biệt, việc thiết kế chương trình kiểm toán giúp cuộc kiểm toán diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

1.3.2. Thƣ̣c hiê ̣n kiểm toán chi phí tiền lƣơng

1.3.2.1. Thƣ̣c hiê ̣n thử nghiệm kiểm soát chi phí tiền lƣơng

Có nhiều cách để thưc hiện thử nghiệm kiểm soát chi phí tiền lương. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu nghiên cứu, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương thường được tiến hành bằng cách đi theo các chức năng của chu trình.

Các chức năng liên quan đến tiền lương gồm có tuyển dụng nhân sự; sự phê duyệt và thay đổi trong mức lương, bậc lương; theo dõi, ghi chép và tính toán thời gian lao động; ghi chép sổ sách; tính lương, thanh toán lương;…

Đối với chức năng tổ chức nhân sự:

Trước hết, các Kiểm toán viên tìm hiểu thông qua các thông tin về tuyển dụng nhân viên, các văn bản quy định về tiền lương, khen thưởng đã được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo có thẩm quyền của công ty.

Kiểm toán viên kiểm tra hợp đồng lao động, mức lương được phê duyệt cũng như sự tách biệt giữa các bộ phận quản lý nhân sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạch toán, thanh toán tiền lương cho người lao động. Đồng thời KTV cũng kiểm tra sự phân công trách nhiệm giữa các bộ phận.

Đối với công tác giám sát thời gian lao động, sản phẩm hoàn thành, lập bảng tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng:

Chức năng này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ vào sổ sách. Do vậy, các Kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong các giai đoạn trên.

Để làm đươc vậy, Kiểm toán viên có thể quan sát cách thức kê khai, chấm công và mức độ tin cậy của những người có trách nhiệm. Đồng thời cũng kiểm tra các thủ tục kiểm soát có quan hệ tới việc phê duyệt tiền lương, thưởng,…

Đối với công tác thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng:

Việc quan trọng nhất trong chức năng này đó là xem xét nguyên tắc bất kiêm nhiệm cùng với sự độc lập trong việc phân công công việc và trách nhiệm của những người chấm công và người thực hiện thanh toán lương.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Ngoài ra đối với các khoản nợ còn tồn đọng, Kiểm toán viên có thể yêu cầu thanh toán để xem xét công việc diễn ra như thế nào, tuy nhiên cách này ít được thực hiện.

Cùng với các thử nghiệm kiểm soát, Kiểm toán viên cũng thực hiện khảo sát để đánh giá chi tiết hơn các rủi ro thuộc về khoản mục chi phí tiền lương.

1.3.2.2. Các nghiệp vụ khảo sát chi phí tiền lƣơng

Công việc này có thể giúp kiểm toán viên phát hiện ra những gian lận trong việc theo dõi, tính và thanh toán lương cho công nhân viên. Tuy nhiên các nghiệp vụ khảo sát này ít được thực hiện hoặc rất ít bởi vì Kiểm toán viên thường lồng chung vào quá trình phân tích chi phí tiền lương.

Khảo sát tiền lƣơng khống: Đây được đánh giá là hình thức phổ biến nhất

mà những kẻ gian lận sử dụng để thực hiện hành vi sai trái của mình.Chúng thông qua “số nhân viên khống” hay “số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành khống” để biến đổi theo mục đích của mình.

Số nhân viên khống: Để phát hiện ra các gian lận dạng này Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục khảo sát sau:

- So sánh tên của nhân viên có trên phiếu chi, bảng thanh toán lương với bảng chấm công và các loại giấy tờ liên quan đồng thời xem xét tính thực và hợp lý của các chữ ký.

- Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc thanh toán lương được thực hiện đúng quy định.

- Đối chiếu chữ ký của người lĩnh tiền với chữ ký trên hồ sơ nhân viên để tìm ra những bất thường hoặc chữ ký xuất hiện nhiều lần trên Bảng thanh toán lương.

- Kiểm toán viên cũng kiểm tra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm phát hiện ra những nhân viên đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng. Kiểm tra xem những người này có tên trong bảng thanh toán lương hay không?

Khảo sát số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thành khống:

Việc xảy ra sự thông đồng và gian lận giữa nhân viên và người giám sát làm cho khối lượng sản phẩm hoàn thành và số giờ làm việc tăng lên. Để phát hiện, Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán:

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

- Xem xét tổng số giờ công hoặc số lượng công việc, sản phẩm hoàn thành được thanh toán thực tế với số liệu độc lập do các bộ phận kiểm soát ghi chép.

- Kiểm toán viên cũng có thể tiếp cận với người giám sát nhằm theo dõi việc chấm công của họ và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát và quản lý của người giám sát.

Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lƣơng

Việc tính toán và phân bổ chi phí tiền lương không chính xác sẽ dẫn đến sai sót trên Báo cáo tài chính.

- Phân loại các đối tượng lao động theo phòng ban, chức vụ để giúp cho việc hạch toán được rõ ràng và chính xác.

- Đồng thời xem xét tính nhất quán trong việc hạch toán chi phí giữa các kỳ kế toán.

- Kiểm toán viên cũng có thể đối chiếu khối lượng công việc hoàn thành của một vài nhân viên để xem việc hạch toán có chính xác hay không.

1.3.2.3. Thƣ̣c hiê ̣n phân tích chi phí tiền lƣơng

Thủ tục phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.

Sử dụng thủ tục phân tích giúp các Kiểm toán viên có thể phát hiện ra những sai phạm cũng như những điểm khả nghi để quyết định mở rộng hay thu hẹp đối tượng điều tra.

- So sánh, đối chiếu số liệu của tài khoản chi phí tiền lương năm này so với năm trước.

- Trong quá trình so sánh, Kiểm toán viên xem xét sự thay đổi của mức lương, quỹ lương cho phép giữa các kỳ, kiểm tra sự biến động giữa các kỳ đó.

- So sánh tỷ lệ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh . Vì lý do chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh do đó nếu tỷ lệ chi phí này biến động lớn sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu trên Báo cáo tài chính.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

- So sánh tỷ lệ chi phí tiền lương trong tổng chi phí bán hàng giữa các kỳ kế toán hoặc so sánh với định mức. Nếu có biến động lớn thì đó là điều không bình thường.

- So sánh tỷ lệ thuế TNCN trong tổng số tiền lương giữa kỳ này với kỳ trước. - So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của kỳ này với kỳ trước nhằm phát hiện ra những sai phạm về các khoản trích theo tiền lương của doanh nghiệp.

- Ngoài ra Kiểm toán viên có thể ước tính các khoản trích trên lương và thuế thu nhập cá nhân. Các khoản này được ước tính theo một tỷ lệ nhất định.

1.3.1.4. Thƣ̣c hiê ̣n kiểm tra chi tiết chi phí tiền lƣơng

Đối với tài khoản “Phải trả công nhân viên –TK334” việc kiểm tra được

thực hiện thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng, và các khoản thanh toán khác phải trả công nhân viên.

Để thử nghiệm chi tiết số dư tiền lương, Kiểm toán viên cần hiểu rõ các chính sách, chế độ tiền lương của doanh nghiệp để kiểm tra tính hiện hữu, tuân thủ và nhất quán của các chính sách. Kiểm toán viên cần chọn mẫu tính toán lại số thực trả, số chưa nhận, số đã nhận…và xem xét tính kịp thời trong việc ghi sổ các khoản đó thông qua việc việc kiểm tra sự phê duyệt của Ban giám đốc.

Đối với các khoản phải trả cho công nhân viên bao gồm các khoản được chia từ quỹ phúc lợi, tiền nghỉ ốm, thai sản, bảo hiểm …Kiểm toán viên cần xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa các kỳ kế toán. Sau đó Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc có liên quan và tính toán lại chi tiết để kiểm tra độ tin cậy của các số liệu.

Đối với tài khoản “phải trả phải nộp khác – TK338” có liên quan tới các

khoản trích nộp trên lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN thì Kiểm toán viên có thể kiểm tra bằng cách so sánh số dư trên sổ chi tiết với số dư trên Bảng tính lương. Tiến hành chọn mẫu kiểm tra các chứng từ chi tiền mặt phát sinh liên quan đến các quỹ sử dụng tại đơn vị. Ngoài ra Kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên lương, thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Đối với các khoản chi phí liên quan tới chu trình chi phí tiền lƣơng,

Kiểm toán viên tiến hành so sánh chi phí tiền lương giữa kỳ này với kỳ trước

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)