Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 32)

1.3.3.1. Xem xét các sƣ̣ kiê ̣n xảy ra sau ngày kết thúc niên đô ̣

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (2003) ban hành chuẩn mực kiểm toán số 560 quy định về nội dung của “các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính” như sau: “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính là những sự kiện có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán. Có 2 loại sự kiện:

- Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.

- Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính”.

Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên xem xét và tiến hành một số thủ tục kiểm soát nhằm đánh giá một số sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ:

- Sự thay đổi bất thường về quy chế, phương pháp và chính sách lương từ phía Hội đồng quản trị hay Ban lãnh đạo công ty.

- Những vụ kiện tụng hay những vụ bạo loạn, đình công của người lao động…gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các khoản phải thu quá hạn lớn không có khả năng thu hồi, các khoản lỗ

lớn, không thể trả các khoản nợ đến hạn.

- Sự thay đổi về nhân sự do những mâu thuẫn nội bộ, đặc biệt là nhân sự trong Ban lãnh đạo của công ty bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

1.3.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán

Sau khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ, Kiểm toán viên sẽ tiến hành rà soát lại quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện đầy đủ và chính xác kế hoạch đề ra. Những công việc kiểm toán viên cần làm:

- Phân tích, đánh giá tính hợp lý của các số liệu kiểm toán.

- Soát xét hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên. - Tập hợp các bút toán điều chỉnh và phân loại, trao đổi với ban giám

đốc về vấn đề này.

- Thu thập thư giải trình của giám đốc. (Trích tài liệu www.atheenah.com)

1.3.3.3. Lập báo cáo kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 700 – Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (1999) đã định nghĩa “06. Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán”.

Cũng theo chuẩn mực số 700, có bốn loại ý kiến mà Kiểm toán viên có thể trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần (Nội dung chuẩn mực số 700 từ mục 35 đến 38)

(35). Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Ví dụ:

"Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hành tài chính của công ty ABC tại ngày

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan".

(38). Ý kiến chấp nhận không có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu.

- Ý kiến chấp nhận từng phần (Nội dung chuẩn mực số 700 từ mục 39 đến 41)

(39). Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán.

Điều này cũng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì BCTC đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Ví dụ:

"Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan, tuỳ thuộc vào: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khoản doanh thu XX VNĐ được chấp nhận;

 Khoản doanh thu XY VNĐ được Hội đồng quản trị thông qua".

- Ý kiến từ chối hoặc ý kiến không thể đƣa ra ý kiến (Nội dung chuẩn mực số 700 mục 42)

(42). Ý kiến này được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC, bằng mẫu câu:

"Theo ý kiến của chúng tôi, vì lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính..."

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngƣợc). (Nội dung chuẩn mực số 700 mục 43).

(43). Ý kiến này được được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là cha đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu..."

Báo cáo kiểm toán được đính kèm với thư quản lý và phụ lục Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và phải có chữ ký của giám đốc của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán về BCTC.

Như vậy, đối với quy trình kiểm toán chi phí tiền lương, việc thực hiện luôn được thực hiện theo các giai đoạn trên nhằm đảm bảo đánh giá tổng quát chu trình tiền lương tại đơn vị cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro mà khoản mục mang lại thông qua việc thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Tên đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam.

 Tên quốc tế: AFC Auditing Company Limited.

 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng.

 Mã số thuế: 0300448995

 Tổng Giám đốc: Bà Đặng Thị Mỹ Vân.

 Địa chỉ:

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

Lầu 2 Tòa nhà Indochina, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, HCM ĐT: +848 22200237 | Fax: +848 22200265

Chi nhánh Hà nội:

B1 Ngõ 93, Cầu Giấy, P. Quan Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: +844 37670657 | Fax: +844 37670555

Chi nhánh Cần Thơ:

237 A5 đường 30-4, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: +844 37670657 | Fax: +844 37670555

Website: www.pkf.afcvietnam.vn

Email: pkf.afchcm@pkf.afcvietnam.vn

Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam sớm tham gia thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập từ năm 1992 với tư cách là chi nhánh phía Nam của Công ty dịch vụ kế toán (ASC). Qua nhiều lần chuyển đổi, ngày 30 tháng 11 năm 2012 công ty chính thức đổi tên là Công ty Kiểm toán AFC Việt Nam.

Hiện nay, AFC là thành viên chính thức của Tập đoàn PKF Quốc tế. Đây là bước tiến tích cực trong chiến lược phát triển của AFC nhằm mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế trong đó có khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia có chi nhánh tại Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đáp ứng mục tiêu mở rộng thị trường, AFC dự kiến sẽ tiếp tục mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh, thành phố, khu công nghiệp và khu chế xuất trong thời gian tới.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA AFC

TỔNG GIÁM ĐỐC P.Kinh doanh, Kế toán. P.Nghiệp vụ 3 P. XDCB P. DVKT Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Cần Thơ Văn phòng HCM P.Nghiệp vụ 1 và 5 Phó Tổng Giám đốc chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hà Nội Phó Tổng Giám đốc P. Quan hệ Quốc tế P. Nghiệp vụ 8 P. Tƣ vấn. Phó Tổng Giám đốc P.Nghiệp vụ 2 và 4 P. Hành Chính nhân sự

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Ban Tổng giám đốc:

Là những người lãnh đạo công ty, điều hành công ty và có chức năng trực tiếp kiểm tra, xét duyệt báo cáo tài chính cuối cùng trước khi giao cho khách hàng.

Chủ nhiệm kiểm toán:

Là những người đứng đầu của một nhóm kiểm toán, có chức năng kiểm tra, xét duyệt khi các kiểm toán viên bàn giao hồ sơ kiểm toán.

Các phòng ban:

Mỗi phòng ban có một trưởng phòng, trưởng phòng có chức năng xét duyệt và trình ý kiến lên Ban lãnh đạo khi cần giải quyết một vấn đề gì đó khi cấp dưới trình lên.

Nhận xét:

Với cơ cấu bộ máy tổ chức như hiện nay của AFC, việc quản lý công ty và thực hiện các dịch vụ khách hàng yêu cầu rất lô-gíc và chuyên nghiệp, các phòng và các bộ phận của công ty liên kết với nhau một cách chặt chẽ vì vậy thông tin trong công ty được cập nhật nhanh chóng, chính xác giúp cho việc thực hiện công việc được kịp thời và hữu hiệu.

2.1.3. Các loại hình dịch vụ của AFC

 Kiểm toán: Kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản, soát xét đặc biệt.

 Tư vấn doanh nghiệp: Dịch vụ kế toán, phân tích tài chính, tư vấn pháp lý.  Thuế: Tư vấn tuân thủ thuế, soát sét thuế, chuyển giá.

 Tư vấn tài chính: Mua lại và sát nhập, rà soát đặc biệt.  Quản lý rủi ro: Tư vấn kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.

2.1.4. Kinh nghiệm và thành tựu Kinh nghiệm: Kinh nghiệm:

Từ năm 1994 đến nay, Công ty đã tham gia nhiều dự án, chương trình huấn luyện kế toán và kiểm toán quốc gia, quốc tế. Qua các chương trình này nhiều cán bộ và nhân viên nghiệp vụ của Công ty đã được huấn luyện trong nước và ở nước ngoài nhằm nắm vững nghiệp vụ kiểm toán, phục vụ khách hàng và đẩy mạnh sự phát triển ngành kiểm toán của Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Đến nay, Công ty thành lập được 22 năm, nhưng kinh nghiệm của Công ty trong nghề kiểm toán độc lập đã trên 20 năm, nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty đã kinh qua công tác kiểm toán ngay từ khi thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập hình thành tại Việt Nam.

Thành tựu:

Kiểm toán AFC Việt Nam nằm trong danh sách các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2012, 2013.

Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam đã được chứng nhận đạt giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín - 2010” dành cho các Tổ chức trung gian và hỗ trợ dịch vụ trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.1.5. Phƣơng châm hoạt động của AFC

“The client’s success is our success”.

Với phương châm “thành công của khách hàng là thành công của chúng tôi” toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty với trình độ nghiệp vụ vững vàng cộng với sự nhiệt tình trong phục vụ khách hàng luôn hướng đến mục tiêu to lớn và lâu dài của Công ty AFC “Phấn đấu trở thành công ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu trên thế giới, cống hiến cho sự thành công của khách hàng trong việc thực hiên mục tiêu của họ”.

2.1.6. Quy trình kiểm toán chung do công ty thực hiện

Việc tiến hành kiểm toán tại công ty AFC được thực hiện trên một quy trình thống nhất được phổ biến chung cho toàn công ty và được áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng tùy từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên có thể thay đổi cho phù hợp đạt được kết quả cao nhất.

2.1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

AFC tiếp nhận yêu cầu khách hàng thông qua điện thoại, fax, thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Sau đó, những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ công ty cung cấp sẽ được báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo công ty bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách trực tiếp (chủ nhiệm), Giám đốc chi nhánh).

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TRÂM

Bƣớc 2: Khảo sát và thu thập thông tin về khách hàng

Đối với khách hàng mới:

AFC tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, vốn điều lệ hay tình trạng tài chính của doanh nghiệp,…. Đồng thời đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng.

Đối với khách hàng cũ:

AFC cần thu thập thông tin nhằm đánh giá lại về khách hàng để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ nữa hay không. Mặt khác, kiểm toán viên cũng nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán để phù hợp hơn cho năm kiểm toán mới hay không.

Mục đích của công việc này nhằm khái quát những vấn đề của khách hàng cần kiểm toán, từ đó đưa ra mức giá phí phù hợp với tình hình của họ.

Bƣớc 3: Gửi thƣ báo giá

Căn cứ vào báo cáo khảo sát về tình hình khách hàng do Kiểm toán viên và phòng Kinh doanh gửi lên, Tổng Giám đốc sẽ xem xét và quyết định giá phí. Ý kiến của Tổng Giám đốc sẽ được ghi trực tiếp vào báo cáo khảo sát trên và chuyển lại cho phòng Kinh doanh.

Phòng Kinh doanh căn cứ vào báo cáo khảo sát đã có ý kiến của Giám đốc tiến hành soạn thảo thư báo giá với nội dung:

 Tóm tắt yêu cầu của khách hàng.

 Phạm vi công việc và phương pháp làm việc của AFC đối với yêu cầu của khách hàng, những giới hạn trong công tác kiểm toán.

 Các loại báo cáo kiểm toán sẽ gởi tới khách hàng, những giới hạn trong công tác kiểm toán.

 Giá phí đề nghị.

 Các yêu cầu cụ thể theo yêu cầu khách hàng cần đưa vào thư báo cáo giá

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán chi phí tiền lương tại công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (Trang 32)