Nguyên nhân của các hạn chế trên

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3Nguyên nhân của các hạn chế trên

a, Nguyên nhân khách quan

Do ảnh hƣởng tiêu cực từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, toàn cầu hóa và những bất cập của các cơ chế, chính sách về nông thôn mới:

Địa bàn Hà Nội rộng, hạ tầng khu vực nông thôn còn thiếu và yếu, nhu cầu đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn rất lớn, trong khi đó nguồn lực hạn chế, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nƣớc những năm qua đang rơi vào chu kỳ hết sức khó khăn (lạm phát cao, suy thoái kinh tế, nợ công, bất động sản trầm lắng...) ảnh hƣởng xấu đến đầu tƣ nói chung và đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng..

Công tác quy hoạch chƣa đồng bộ. Do qui hoạch chung xây dựng Thủ đô mới đƣợc Chính phủ phê duyệt năm 2011, những năm qua Thành phố phải tập trung triển khai thực hiện nhiều quy hoạch (phân khu, quy hoạch kinh tế - xã hội các huyện, thị xã và các quy hoạch ngành/lĩnh vực), các quy hoạch chậm đƣợc duyệt là một hạn chế trong việc triển khai các dự án lớn, trọng điểm trong công tác xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc các hộ, các doanh nghiệp đầu tƣ, trong khi đó thủ

91

tục hành chính tiếp nhận đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn còn rƣờm rà, phức tạp.

Một số tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới chƣa sát với nhu cầu thực tế. Nhƣ việc xét công nhận trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia, theo quy định của ngành giáo dục, mỗi xã phải có một trƣờng mầm non trung tâm. Tuy nhiên, trƣớc đây, mỗi thôn đều đã có một điểm trƣờng. Việc đặt điểm trƣờng tại thôn sẽ phù hợp với điều kiện thực tế ở nông thôn để trẻ tiện đến lớp. Nếu tiếp tục xây thêm trƣờng mầm non trung tâm là không cần thiết vì phải cần một nguồn vốn lớn hàng chục tỷ đồng, vô hình trung sẽ tạo sức ép cho địa phƣơng trong khi các công trình dân sinh thiết yếu khác hoặc đầu tƣ vào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho ngƣời dân sẽ thiết thực hơn nhiều. Hoặc về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, nhiều địa phƣơng do quỹ đất hạn chế nên gặp khó khăn trong việc xây dựng các trung tâm văn hóa theo đúng tiêu chuẩn về công năng, thiết kế. Trƣớc tình hình thực tiễn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có văn bản kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với địa phƣơng. Cụ thể, với những nơi thiếu quỹ đất để xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao xã, nếu trụ sở các cơ quan hành chính của xã có đủ điều kiện, đủ các khu hoạt động thể thao thì cũng đƣợc tính là đủ điều kiện để công nhận xã đạt chuẩn NTM.

b, Nguyên nhân chủ quan

Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý ở cơ sở nhiều nơi chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; sự chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới của một số xã, huyện còn lúng túng, chƣa sâu, sát, chƣa tìm đƣợc hƣớng đi hiệu quả. Việc lựa chọn công trình, dự án đầu tƣ chƣa thực sự trọng tâm, trọng điểm dẫn đến dàn trải, kém phát huy hiệu quả xây dựng nông thôn

92

mới. Một bộ phận cán bộ trách nhiệm không cao; uy tín thấp, ảnh hƣởng đến công tác vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Công tác dự báo còn yếu, chƣa lƣờng hết đƣợc diễn biến phức tạp của tình hình và những khó khăn, thách thức nên xây dựng một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp chƣa phù hợp. Năng lực vận dụng, cụ thể hóa, nhất là việc tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, địa phƣơng, đơn vị trên một số mặt còn hạn chế. Chƣa tập trung đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm. Sự phối hợp nội bộ giữa các sở, ngành và giữa sở, ngành với các địa phƣơng trong một số lĩnh vực thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, phƣơng châm, cách làm trong xây dựng nông thôn mới hiệu quả chƣa cao, dẫn tới một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, chƣa phát huy đƣợc nội lực của địa phƣơng và huy động đƣợc nhiều nguồn lực tại chỗ cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn.

Một bộ phận nhỏ nhân dân cố tình không vì lợi ích chung, dân chủ quá chớn, yêu sách đối với cán bộ cơ sở trái với qui định chung, thậm chí trái pháp luật.

Kết luận chƣơng 2

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng đúng đắn, xuất phát từ thực tiễn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nƣớc đến khu vực nông thôn. Điều này có ý nghĩa rất lớn, càng củng cố thêm nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách là: những chính sách nào xuất phát từ thực tiễn, có lợi cho dân sẽ luôn đƣợc nhân dân đồng thuận và ủng hộ.

Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội sau hơn 4 năm thực hiện (2010-2014) đã đạt kết quả khả quan: các nội dung xây dựng nông thôn mới

93

đều đƣợc triển khai và cơ bản đạt yêu cầu đề ra, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa. Hà Nội đã có 50xã/401xã (sau khi điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm lên quận vào tháng 4/2014, Hà Nội còn 38xã/386xã) hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội còn những hạn chế cần khắc phục (tiến độ triển khai xã đạt chuẩn nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu đặt ra; còn tình trạng đầu tƣ dàn trải, thiếu tập trung; vấn đề ô nhiễm môi trƣờng; còn nhiều khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa và nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế...)

94

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 97)