Tình hình thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

a, Xây dựng quy hoạch và đề án nông thôn mới

Tập trung xây dựng hoàn thành nhanh Đề án xây dựng NTM và Quy hoạch xây dựng NTM các xã, làm tiền đề và cơ sở triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ và dự án phát triển sản xuất. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng Quy hoạch xã Nông thôn mới

Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới là một tiêu chí quan trọng trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Tiêu chí Quy hoạch xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã, Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội xác định đây là nội dung phải đƣợc thực hiện trƣớc một bƣớc, là cơ sở để triển khai các dự án thành phần trong Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Nếu làm tốt công tác Quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án thành phần, tránh lãng phí, là cơ sở quyết định đến sự thành công, hiệu quả, tính bền vững của công tác xây dựng nông thôn mới các xã.Các Đảng uỷ, UBND xã đã trên cơ sở đánh giá đúng điều kiện đất đai, kinh tế, xã hội của địa phƣơng theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, căn cứ quy hoạch chung của huyện và Thành phố, chủ động định hƣớng quy hoạch phân khu, phân vùng và phối hợp đơn vị tƣ vấn viết thuyết minh, vẽ bản đồ theo định hƣớng của địa phƣơng, tiến hành lấy ý kiến toàn thể nhân dân, xin ý kiến của Ban chỉ đạo huyện và các Sở, ngành liên quan. Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt theo qui định. Sau khi có Quyết định phê duyệt, tổ chức công khai Quy hoạch và

67

cắm mốc giới Quy hoạch để nhân dân biết, thực hiện và giám sát trong quá trình thực hiện.

Hà Nội xây dựng quy hoạch chung (quy hoạch tổng thể) trƣớc và các quy hoạch chi tiết sau gồm: quy hoạch khu dân cƣ (chỉnh trang khu dân cƣ đã có và phát triển mới); quy hoạch sản xuất (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp); hạ tầng kinh tế - xã hội thống nhất trên một bản đồ. Để tạo thuận lợi cho các huyên, thị xã trong công tác lập Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, UBND Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí lập Quy hoạch bình quân 400 triệu đồng/xã. Trong năm 2012, 100% số xã của Thành phố đã hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới theo đúng chỉ đạo của Trung ƣơng.

Thứ hai, xây dựng Đề án xây dựng Nông thôn mới

Căn cứ hƣớng dẫn của Trung ƣơng, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 về Quy trình trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2010-2020; Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mẫu biểu phục vụ lập Đề án; Chỉ đạo các sở, ngành và các huyện, thị xã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn toàn bộ 401 xã và lập Đề án xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội, HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 21/4/2010; UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010; làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện và bố trí nguồn lực thực hiện Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới toàn Thành phố.

Các huyện, thị xã khẩn trƣơng khảo sát đánh giá thực trạng, lập đề án xây dựng Nông thôn mới của huyện, thị xã. Quá trình lập đề án bám sát chỉ đạo của Trung ƣơng và Thành phố, HĐND huyện có Nghị quyết thông qua đề án, trình Ban Chỉ đạo Thành phố xin ý kiến đóng góp trƣớc khi UBND huyện phê duyệt đề án. Đề án xây dựng Nông thôn mới của huyện, thị xã làm cơ sở để huyện, thị xã chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới của địa phƣơng.

68

Ban chỉ đạo Thành phố đã chỉ đạo Tổ công tác giúp việc Thành phố phối hợp với các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã lập đề án xây dựng Nông thôn mới theo đúng qui định; phù hơp với thực tế của địa phƣơng. Trong quá trình lập đề án đặc biệt coi trọng sự tham gia của nhân dân, đƣợc nhân dân thống nhất cao. Đa số các xã căn cứ hƣớng dẫn của Thành phố tự tổ chức lập đề án xây dựng Nông thôn mới, có một số ít các xã phối hợp với đơn vị tƣ vấn có năng lực lập đề án xây dựng Nông thôn mới. Ngay sau khi đề án của xã đƣợc phê duyệt, xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án; đồng thời tổ chức triển khai học tập nội dung đề án: họp Ban chấp hành Đảng bộ mở rộng và họp toàn Đảng bộ để quán triệt và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện đề án, họp các Chi bộ Đảng bàn ra Nghị quyết lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện đề án nông thôn mới; tổ chức Hội nghị họp dân để triển khai Kế hoạch và lộ trình cụ thể thực hiện đề án nông thôn mới, trong đó xác định nội dung công việc cần làm trƣớc, các giải pháp thực hiện, nhất là sự tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân. Để tạo thuận lợi cho các huyên, thị xã trong công tác lập đề án xây dựng xã nông thôn mới, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm hỗ trợ kinh phí lập đề án bình quân 150 triệu đồng/xã. Trong năm 2012, 100% số xã của Thành phố Hà Nội hoàn thành lập và phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới theo đúng chỉ đạo của Trung ƣơng.

b, Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội

Khu vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc Thành phố luôn quan tâm chú trọng đầu tƣ, trong giai đoạn 2011-2013, tổng số vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn là 39.336 tỷ đồng (bình quân 13.112 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 15,4%/năm so với thời điểm 2011). Trong đó riêng vốn ngân sách Thành phố là 33.346 tỷ đồng (chiếm 84,8%), vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc là 120 tỷ đồng (chiếm 0,3%), vốn tín dụng ngân hàng thƣơng mại là 5.869 tỷ đồng (chiếm 14,9%). Các công trình đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc cho khu vực nông thôn đƣợc tập trung vào các lĩnh vực: Giao thông nông thôn (10.438,3 tỷ đồng, chiếm 26,5%); giáo dục, y tế, văn hoá (12.195,6 tỷ đồng, chiếm 31,0%); hạ tầng sản xuất nông nghiệp (9.754,7 tỷ đồng, chiếm 24,8%); cấp nƣớc, môi trƣờng, hạ tầng làng nghề (2.513,8 tỷ

69

đồng, chiếm 6,4%); các lĩnh vực khác nhƣ trụ sở, chợ... (4.433,8 tỷ đồng, chiếm 11,3%). (Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2013

Đơn vị:tỷ đồng, %

TT Nội dung Vốn đầu tƣ

(2011-2013)

Tỷ lệ

I Giao thông nông thôn 10.438,371 tỷ đ 26,5%

II Giáo dục, Y tế, Văn hoá 12.195,627 tỷ đ 31,0%

1 Giáo dục - đào tạo 18,5%

2 Y tế 3,7%

3 Văn hoá, thể thao 8,8%

III Nông nghiệp 9.754,674 tỷ đ 24,8%

1 Thủy lợi 9,2% 2 Đê điều 11,5% 3 Thuỷ sản 0,7% 4 Lâm nghiệp 0,7% 5 Trồng trọt 2,6% IV Cấp nƣớc, môi trƣờng, hạ tầng làng nghề 2.513,758 tỷ đ 6,4% V Lĩnh vực khác (trụ sở, chợ…) 4.433,848 tỷ đ 11,3% Cộng 39.336,279 tỷ đ 100,0%

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, 2014)

Nhờ có sự quan tâm đầu tƣ, hỗ trợ từ ngân sách, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn không ngừng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn.

Giao thông

Tỷ lệ xã có đƣờng ô tô đến trụ sở xã đƣợc cứng hoá đạt 100%; đƣờng trục thôn, liên thôn đƣợc cứng hoá đạt 95%; (đã có 50,62% số xã đạt tiêu chí giao thông);

70

Thủy lợi

Hệ thống đê điều, kênh mƣơng thuỷ lợi luôn luôn đƣợc củng cố, nâng cấp, cứng hoá, đảm bảo an toàn trong phòng chống lũ và tiêu úng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế (đã có 36,41% số xã đạt tiêu chí thủy lợi).

Hệ thống điện

Tỷ lệ thôn có điện đạt 100% (đã có 92,02% số xã đạt tiêu chí điện).

Cơ sở vật chất trường học

Hệ thống trƣờng học và thiết bị dạy học đƣợc đầu tƣ nâng cấp, góp phần từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục ở khu vực nông thôn, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát, không có trƣờng phải học 03 ca. (đã có 39,4% số xã đạt tiêu chí trƣờng học).

Cơ sở vật chất văn hóa

Tỷ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa đạt 54,5%; Công trình nhà văn hoá, sân vận động, trung tâm thể thao từ cấp thôn, cấp xã đến cấp huyện ở nhiều nơi đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang; tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cƣ có nhà văn hóa-thể thao đạt 80,5%; (đã có 27,43% số xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa).

Chợ nông thôn

Đã có 191 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn (đạt 47,63%).

Bưu điện

Trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại; 100% số xã có hệ thống loa truyền thanh... (đã có 98,75% số xã đạt tiêu chí về bƣu điện). (Bảng 2.6)

71

Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang.

c, Phát triển kinh tế và đổi mới các tổ chức sản xuất

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đã tăng từ 14,0 triệu đồng/năm thời điểm năm 2011 lên 28,6 triệu đồng thời điểm năm 2014. Đến nay đã có 50,87% số xã đạt tiêu chí thu nhập.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Mỗi năm, Thành phố đã giải quyết thêm việc làm cho từ 136.500 đến 140.000 lƣợt ngƣời lao động nông thôn; tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng đƣợc 2.500 lao động đƣa tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 53%. Đến nay đã có 83,04% số xã đạt tiêu chí việc làm.

Hộ nghèo

Số hộ nghèo toàn Thành phố còn 34.409 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,91%. Trong đó khu vực nông thôn còn 28.528 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 2,89%.

Hình thức tổ chức sản xuất

Thời gian qua, phần lớn các HTX đều hoạt động gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao, chƣa thực sự phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế chung của đất nƣớc và đối với các thành viên HTX. Đa số HTX mới chỉ tập trung thực hiện đƣợc một số dịch vụ đầu vào cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ rất hạn chế. Số lƣợng HTX chuyên ngành, đặc biệt là các hợp tác xã chuyên ngành ứng dụng sản xuất công nghệ cao, hoạt động có hiệu quả thực hiện liên kết rất ít. Liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay chủ yếu là giữa nông dân với doanh nghiệp còn liên kết giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã rất hạn chế.

72

Sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 đƣợc ban hành cùng với các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng, thành phố Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế hợp tác. Hiện nay, thành phố Hà Nội có nhiều mô hình kinh tế tập thể đã đƣợc rà soát, phân loại theo quy định mới, tính tổng số HTX thành phố chiếm 10% số HTX của nƣớc. Thành phố đang tập trung tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động và tổ chức của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn, hƣớng dẫn các đơn vị sắp xếp, giải thể… để tạo hiệu quả cao nhất trong việc phát huy kinh tế tập thể, tạo ra sự gắn kết trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Do yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay nên xuất hiện các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn. Hình thức liên kết tƣơng đối đa dạng bao gồm liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp…Liên kết đƣợc thực hiện cả trong việc cung cấp vật tƣ đầu vào, hƣớng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp. Hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã tiên tiến, diện tích cánh đồng lớn và liên kết sản xuất tăng mạnh… Thành phố Hà Nội đã ban hành chính sách cho phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại hiện là khu vực có hiệu quả kinh tế tƣơng đối tốt trong sản xuất nông nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời dân. Xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất ra các nông sản chất lƣợng cao và an toàn đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu nhƣ trang trại sản xuất rau, hoa, trái cây, thủy sản.

Thành phố Hà Nội đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức (thể chế) sản xuất trong nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trƣờng nhằm tiếp tục khai thác tốt các lợi thế sẵn có của ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất,

73

sức cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập, từng bƣớc tiến lên hiện đại hoá và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Kết quả về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất của toàn ngành và xây dựng nông thôn mới.

Từ hiệu quả của phong trào OVOP “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản, nhiều mô hình OVOP đã đƣợc xây dựng và phát triển tại Việt Nam nhằm tăng trƣởng ngành nghề nông thôn, thu hút lao động làm việc tại các làng nghề. Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm đến 67% số làng nghề của cả nƣớc, tự hào là một trong những thành phố có nhiều làng nghề thủ công nhất trên thế giới với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trong đó có tới 244 làng nghề truyền thống đƣợc gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Một số làng nghề đã bƣớc đầu kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản phẩm của làng nghề đã tinh xảo, hiện đại hơn, năng suất lao động đƣợc nâng cao. Năm 2011, giá trị sản xuất của làng nghề đạt trên 8.232 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố. Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10-20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm... đặc biệt một số làng nghề đạt doanh số cao nhƣ làng gốm sứ Bát Tràng đạt gần 300 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thƣờng Tín) đạt trên 100 tỷ đồng... Với nền tảng nhƣ vậy, Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào OVOP. Tuy nhiên, nhìn chung, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế về mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm chƣa đồng đều. Đây chính là rào cản hạn chế khả năng xuất khẩu cho sản phẩm cũng nhƣ mức tiêu thụ nội địa. Để phục vụ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và giúp các làng nghề tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội, Sở Công Thƣơng thành phố Hà Nội triển khai chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại “Mỗi làng một sản phẩm” giai đoạn 2012- 2015. Mục tiêu chính

74

của chƣơng trình là lựa chọn đƣợc các sản phẩm OVOP Hà Nội đạt chất lƣợng cao đáp ứng các nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Xây dựng thƣơng hiệu OVOP Hà Nội cho các sản phẩm tham gia chƣơng trình OVOP. Đặc biệt, chƣơng trình OVOP Hà Nội sẽ có đội ngũ doanh nghiệp nòng cốt, giúp mở rộng thị trƣờng, là đầu mối thu gom sản phẩm xuất khẩu các sản phẩm OVOP Hà Nội.

Ruộng đất manh mún làm giảm diện tích đất nông nghiệp do các bờ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)