Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 101 - 104)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hướng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đến năm 2020

3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM

Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp.

Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này đƣợc đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929- 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Năm 2014, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu mạnh hơn, mặc dù tốc độ tăng trưởng còn thấp và không đồng đều song các điều kiện vĩ mô ổn định hơn. Nhiều nền kinh tế trong khu vực cũng đạt mức tăng trưởng khá song nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong “vùng tăng trưởng thấp” mặc dù đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng đã đƣợc chặn lại.

Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức khá cao và chƣa có dấu hiệu giảm; tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp; giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ chậm. Nợ xấu tăng. Bất động sản tiếp tục đóng băng… Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội

95

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, là một nước đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nước ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức.

Hội nhập kinh tế thế giới, nông sản Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường nông sản khu vực và thế giới. Nông sản, lâm sản, thuỷ sản xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng ưu đãi mức thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ đƣợc bãi bỏ tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản nước ta. Người nông dân Việt Nam cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn trước từ cơ hội tiếp cận với những tiến bộ về khoa học-công nghệ hiện đại, đƣợc tiếp thu, chuyển đổi các bí quyết công nghệ sinh học để tạo lập ra nhiều loại giống mới cho vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu nóng ẩm, gió mùa của vùng nhiệt đới nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người nông dân; tiếp cận với những nguồn tài trợ thuộc các tổ chức quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; tiếp cận với nguồn tài trợ phi chính phủ, viện trợ nhân đạo của các tổ chức Liên hợp quốc. Mặt khác, dưới sức ép của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ từ các thị trường bên ngoài vào Việt Nam mà người nông dân nước ta và các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng nông lâm thuỷ sản buộc phải không ngừng phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Từ sức mạnh nội lực kết hợp với sự mở rộng quan hệ quốc tế mà một số mặt hàng nông sản Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, góp phần thu về một lượng ngoại tệ to lớn xây dựng đất nước ngày càng ổn định và phát triển, kinh tế nông thôn khởi sắc hơn.

Khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động

96

nông nghiệp, nông thôn, trong đó đa phần có kỹ năng nghề rất thấp; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống. Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn chiếm 25%, trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 3%. Điều này cho thấy để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn và đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp nước ta khi tham gia thị trường thế giới là khả năng cạnh tranh của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Đây là sự cạnh tranh sòng phẳng và khốc liệt theo quy luật của kinh tế thị trường.

Trước những thách thức và cơ hội đó, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội...trong đó, nông nghiệp với vai trò là nền tảng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, là mặt trận hàng đầu, được Đảng, Nhà nước chủ trương phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tập trung các giải pháp tạo điều kiện để các hộ nông dân có quy mô nhỏ lên mô hình cao hơn với nền kinh tế tập trung và tham gia vào thị trường hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Đƣa nông hộ nhỏ vào hội nhập và hỗ trợ họ hội nhập bằng cách đƣa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy các mô hình sản xuất có tính liên kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp và theo hình thức hợp tác công tƣ (PPP). Đồng thời tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp, nhà nước đóng vai trò dẫn dắt nông dân bằng việc ra các chính sách hỗ trợ sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai sâu rộng tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đây sẽ là giải pháp quan trọng nhất, căn cơ

97

nhất thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam hội nhập, nhằm tối đa hóa các lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro đến nông dân Việt Nam.

3.1.2 Định hướng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)