Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 112 - 115)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

3.2 Giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội đến năm 2020

3.2.1 Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng nông thôn mới

Cần đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết".

Thu hút mọi nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, bao gồm vốn đầu tư trong nước (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,...); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ODA, ADB, JICA, WB, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ ... ).

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn tích luỹ từ GDP, vốn các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, trái phiếu Chính phủ ...): Muốn đảm bảo nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Kiến nghị với Chính phủ có chính sách điều tiết nguồn thu đối với Thành phố, triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn, qua đó Thành phố sẽ có thêm nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngân sách nhà nước các cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND, ngày 21/4/2010 của HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030. Trong đó đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp từ 6-8% (không kể vốn đầu tƣ xử lý khẩn cấp cho thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão). Trọng tâm là đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, nước sạch nông thôn, xử lý môi trường các làng nghề chế biến nông, lâm sản bị ô nhiễm nặng; xây dựng các cơ sở thu

106

gom, xử lý rác thải; hạ tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cường phân cấp để tạo nguồn thu và khuyến khích các huyện, thị xã tập trung ngân sách và dành nguồn thu từ đất đầu tƣ trở lại cho nông nghiệp, nông thôn.

UBND Thành phố bố trí vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới ngoài đảm bảo theo Luật ngân sách và các quy định hiện hành cần căn cứ vào dân số, diện tích, nội lực của địa phương, không bố trí bình quân/xã, tránh tình trạng xã thừa, xã thiếu kinh phí.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp: Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra đƣợc một đội ngũ các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội. Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, khu chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ƣu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Huy động tham gia của doanh nghiệp cần phải có chính sách rất cụ thể, đơn giản hóa thủ tục và bảo đảm hiệu quả cho doanh nghiệp.

Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình, người dân:

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tƣ nhân bỏ vốn đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian

107

lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình thức đóng góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tƣ, tài sản của nhân dân. Áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tƣ để dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tích cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông, chỉnh trang các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục... Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ tại chỗ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa.

Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách, vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

Trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và xã hội còn khó khăn, đồng thời không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Chính phủ và Thành phố, các huyện, thị xã, các xã cần rà soát lại toàn bộ Đề án xây dựng NTM, làm cơ sở để xây dựng lộ trình đầu tƣ phù hợp. Đối với công trình trong diện buộc phải đầu tƣ, cần tính toán lựa chọn hình thức, quy mô, kết cấu đảm bảo tối ƣu về kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến của các xã đã hoàn

108

thành NTM, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ, ƣu tiên các phần việc giúp tăng thu nhập cho người dân; đa dạng hoá hình thức huy động sức dân (lao động, đất đai, vật tƣ, tiến vốn...) với tinh thần tự nguyện và tránh tình trạng huy động quá sức nông dân.

3.2.2 Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)