Thực trạng pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 84)

Trên thế giới, dịch vụ việc làm khái niệm xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, trước hết ở các nước công nghiệp, như là kết quả của biện pháp làm giảm nhẹ tác động của hiện tượng thất nghiệp đối với kinh tế và xã hội. Bước đầu nó chủ yếu là các Văn phòng giao dịch việc làm với nhiệm vụ cơ bản là môi giới việc làm. Cùng với sự phát triển của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, dịch vụ việc làm cũng từng bước phát triển và hoàn thiện. Công ước số 88 "Công ước

việc thực hiện dịch vụ việc làm công cộng và miễn phí. Sau đó là Công ước 142 "Công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn

nhân lực" có hiệu lực từ 19/7/1977, Công ước 168 "Công ước về xúc tiến việc làm và bảo vệ việc chống lại thất nghiệp" được thông qua ngày 21/6/1988 và

Công ước 181 năm 1997 thừa nhận sự xuất hiện của dịch vụ việc làm tư nhân, mỗi nước thành viên phải chấp nhận và triển khai những chính sách, chương trình hoàn chỉnh có sự phối hợp về hướng nghiệp và đào tạo nghề, đưa ra những biện pháp đặc biệt bảo đảm trợ cấp thất nghiệp thông qua mạng lưới dịch vụ việc làm và có những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo việc làm cho các đối tượng đặc biệt như lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động dôi dư do thay đổi cơ cấu sản xuất…

Tại Việt Nam, do nhu cầu tìm việc làm của lao động trong xã hội ngày càng lớn và trở nên bức xúc, trong khi gặp nhiều khó khăn vì thiếu thông tin hoặc không nắm bắt được thông tin về nơi có nhu cầu lao động cũng như điều kiện lao động, chế độ đãi ngộ… cho nên tổ chức giới thiệu việc làm đã được thành lập và hoạt động. Các quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức này ngày càng được hoàn thiện. Đến nay, hệ thống khung pháp lý cho hoạt động giới thiệu việc làm là Bộ luật Lao động, Nghị định số 19/2005/NĐ-CP, Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH và Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP đã quy định khá đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, cán bộ để hoạt động giới thiệu việc làm, chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức giới thiệu việc làm. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn hoạt động giới thiệu việc làm phải đảm bảo các điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép, góp phần chấn chỉnh, đưa hoạt động giới thiệu việc làm đi dần vào ổn định, giảm thiểu những tiêu cực phát sinh.

Cụ thể tại Điều 18, chương II của Bộ luật Lao động quy định tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác

theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Tổ chức giới thiệu việc làm được thu phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại Chương III của Bộ luật này.

Nghị định 19/2005/NĐ-CP đã xác định: tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 18 của Bộ luật Lao động bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm (không sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác).

Với khung pháp lý về tổ chức giới thiệu việc làm, hiện nay cả nước có 130 tổ chức giới thiệu việc làm được thành lập mới hoặc thành lập lại với tên gọi Trung tâm giới thiệu việc làm và khoảng 100 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giới thiệu việc làm. "Từ năm 2006 đến nay, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 4,8 triệu lượt lao động. Hàng năm các trung tâm giới thiệu việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động" [32]. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, giới thiệu việc làm của các Trung tâm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của các doanh nghiệp đặt hàng. Hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp này thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, quy mô hoạt động nhỏ, chưa chuyên nghiệp…

Các quy định về nguồn tài chính của Trung tâm giới thiệu việc làm vẫn còn một số vướng mắc. Mặc dù theo quy định của pháp luật, các Trung tâm khi thành lập và hoạt động được cơ quan chủ quản đảm bảo về biên chế cán bộ, tài chính và điều kiện để hoạt động, tuy nhiên, rất nhiều Trung tâm chỉ được giao biên chế một cách hình thức, không có quỹ lương và chi phí hành chính. Do vậy, Trung tâm gặp nhiều khó khăn, làm hạn chế hiệu quả hoạt động, dẫn tới chệch hướng trong hoạt động của nhiều trung tâm, chỉ quan tâm tới đào tạo nghề hơn là tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động.

Về cơ bản, vấn đề biên chế và tài chính của tổ chức giới thiệu việc làm được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, song đây là quy định chung

cho các đơn vị sự nghiệp có thu, các nội dung phần nhiều mang tính định hướng, chưa tính đến đặc thù hoạt động của các trung tâm, trong khi các văn bản hướng dẫn cụ thể vẫn chỉ dừng trong giai đoạn dự thảo, chưa được ban hành. Do vậy, việc áp dụng các quy định của nghị định vào hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, các trung tâm giới thiệu việc làm cũng gặp phải những khó khăn trong việc thu phí từ hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Theo quy định tại Nghị định số 19/2005/ NĐ - CP, Trung tâm giới thiệu việc làm được thu phí cho các hoạt động đã cung cấp cho các đối tượng. Mặc dù vậy, văn bản hướng dẫn cụ thể về các mức phí, đối tượng thu phí, cơ chế quản lý phí phải sau hơn 02 năm mới được ban hành. Do vậy, hầu hết các trung tâm và cơ quan chủ quản đều lúng túng, bị động. Mỗi trung tâm tự đặt ra mức thu, đối tượng thu phí khác nhau, dẫn tới tình trạng không thống nhất về mức phí việc làm, gây khó khăn cho hoạt động quản lý và tạo kẽ hở cho tiêu cực phát sinh (đặc biệt tại các doanh nghiệp giới thiệu việc làm tư nhân).

Việc rà soát, quy hoạch, quản lý hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm của các địa phương, Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức nên gây ra nhiều vấn đề bức xúc và mất lòng tin của người dân. Do đó, thiếu sự thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thống giới thiệu việc làm trên cả nước và từng địa phương. Điều cần thiết hiện nay là phải có những quy định hướng dẫn về công tác rà soát, quy hoạch, quản lý hệ thống này trên toàn quốc gia, tạo nên mạng lưới liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương, các trung tâm trong hoạt động giới thiệu việc làm.

Để siết chặt quản lý các trung tâm giới thiệu việc làm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP về quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Theo đó, hàng loại các cơ sở giới thiệu việc làm không đủ điều kiện kinh doanh sẽ phải đóng cửa hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, các trung tâm này đã tìm mọi cách thức để lẩn

tránh thực hiện quy định của pháp luật. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền lại có sự lơi là, không nắm rõ hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm, không thường xuyên đi kiểm tra, giám sát và xử lý cho nên các trung tâm có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục hoạt động và hậu quả là lao động tìm việc làm phải gánh chịu. Do đó, để các quy định về tổ chức giới thiệu việc làm được thực thi có kết quả trên thực tế, cần thiết phải có thêm chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức vi phạm, thậm chí là các cơ quan, cán bộ có trách nhiệm liên quan, đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người lao động về những quy định của pháp luật về việc làm, đảm bảo cho họ quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm của tổ chức giới thiệu việc làm và cơ quan nhà nước.

Về mức phí của các tổ chức giới thiệu việc làm, ngày 07/08/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm, với quy định hướng dẫn tưởng chừng như rất cụ thể và hợp lý như vậy, song phần lớn các trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Đối với hoạt động môi giới, các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ lấy nguồn thu từ phía các nhà tuyển dụng hoặc các công ty cần tuyển người lao động với mức phí mà Bộ Tài chính quy định là 200.000 đồng/người hoặc thu không quá 20% tháng lương đầu của người lao động và do chính công ty đó trả. Còn người lao động xin việc qua các trung tâm được miễn phí tiền môi giới. Với quy định này thì người lao động không phải lo lắng nhiều về các khoản chi phí cho môi giới.

Tuy nhiên, dường như những quy định này lại gây khó khăn nhiều hơn cho các trung tâm giới thiệu việc làm. Bởi lẽ, khi các nhà tuyển dụng đến với văn phòng việc làm, văn phòng có trách nhiệm cung cấp nhân sự nhanh nhất và chính xác về số lượng cũng như về chất lượng và các ứng viên được miễn phí khi xin được việc. Nguồn thu chính của văn phòng là từ phía các nhà tuyển dụng. Nhưng với mức phí nêu trên thì văn phòng không đủ kinh phí chi trả cho đội ngũ tư vấn viên, ngoài ra còn phải chi điện thoại, điện, nước, cơ sở vật chất… Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cố tình "chây lì"

không trả phí tuyển dụng nhân sự cho các trung tâm, văn phòng bằng nhiều cách thức. Những trường hợp nêu trên là khá phổ biến và tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, các công ty vừa và nhỏ. Điều đáng nói là tại Thông tư 95 chưa đề cập đến chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng nhân sự trốn trả chi phí môi giới về công tác giới thiệu việc làm. Thông tư cũng không đề cập đến việc cho phép các văn phòng, trung tâm việc làm được thu tiền đặt cọc phí tuyển dụng nhân sự đối với các công ty, doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, nên thu đặt cọc tối thiểu 40% tổng mức phí tuyển dụng để bảo đảm quyền lợi cho các trung tâm, văn phòng việc làm.

Bên cạnh đó, Thông tư 95 nên đưa ra cụ thể mức phí tuyển dụng theo từng trình độ học vấn, vị trí nghề nghiệp. Chẳng hạn, đối với những vị trí nhân sự cấp cao, mức phí tuyển dụng các doanh nghiệp phải trả cao hơn so với những nhân sự chỉ có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng. Nếu có quy định này thì tình trạng tìm kiếm người ở các công ty lớn sẽ công bằng và ít tràn lan hơn. Nhiều trung tâm chỉ tập trung giới thiệu các công việc có trình độ thấp hoặc hoạt động đào tạo nghề với khoản thu ổn định 25% để đủ trang trải cho các chi phí hoạt động của đơn vị mình. Do đó, nhiều tổ chức giới thiệu việc làm mong muốn Thông tư 95 nên chia các mức thu phí theo từng loại hình công việc hoặc trình độ học vấn của lao động thì sẽ phù hợp hơn.

Theo quy định, tổ chức giới thiệu việc làm được nhà nước xét giảm, miễn thuế vì đây là hoạt động mang tính chất phục vụ xã hội, đặc biệt là các trung tâm giới thiệu việc làm phải tự chủ về nguồn kinh phí hoạt động, chưa có sự hỗ trợ nhiều từ phía các cơ quan chủ quản. Hiện nay, vẫn có chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định miễn giảm thuế này, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm vẫn phải thực hiện như các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật lao động mới chỉ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp giới thiệu việc làm một cách trực tiếp, chưa điều chỉnh hoạt động giới thiệu việc làm được thực hiện qua mạng thông tin, trong khi mạng Internet đang trở

thành một trong những phương tiện thông tin hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi. Thiếu hụt này gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giới thiệu việc làm.

Từ thực tế tồn tại cho thấy chúng ta đang thiếu chính sách đồng bộ và dài hạn về hỗ trợ cho các Trung tâm giới thiệu việc làm, đặc biệt là các chính sách đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, chính sách cán bộ, chính sách đào tạo, chính sách tài chính… Trong khi đây là điều cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Như vậy, với địa vị pháp lý của mình, tổ chức giới thiệu việc làm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về việc thành lập, hoạt động, thu phí… của tổ chức giới thiệu việc làm hiện nay đang còn nhiều bất cập đòi hỏi phải được quan tâm và điều chỉnh kịp thời. Cơ chế, chính sách pháp luật về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm mặc dù đã hình thành về cơ bản song vẫn còn thiếu và chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, còn nặng tính bao cấp, đặc biệt là cơ chế tài chính của Trung tâm giới thiệu việc làm, thu phí giới thiệu việc làm, thuế… gây khó khăn trong quản lý và hoạt động của các tổ chức việc làm. Trong thời kỳ hội nhập, những bất cập, tồn tại này cần thiết phải được khắc phục kịp thời để nâng cao vai trò của tổ chức này trong giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế - xã hội cho đất nước.

Như vậy, thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều những vướng mắc, bất cập từ vai trò, trách nhiệm của nhà nước, người sử dụng lao động, tổ chức giới thiệu việc làm cho đến bản thân người lao động. Thực trạng này đòi hỏi phải được quan tâm để có những điều chỉnh pháp luật kịp thời nhằm góp phần thúc đẩy công tác đảm bảo và giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 84)