2.1.1.1. Thực trạng nguồn lao động
Việt Nam là một trong những nước có số dân đông trên thế giới, hiện nay theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 là gần 85,9 triệu người. Dân số Việt Nam vào loại trẻ. Từ 15 tuổi trở lên có số lượng 64,3 triệu người và 76,5% tham gia lực lượng lao động (49,2 triệu người). Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15-64) là 68%. Tỷ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 và trên 65) là 32%. Điều đó chứng tỏ, dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên về mặt kinh tế sẽ bất lợi, vì bình quân số người phải nuôi dưỡng (ăn theo) trên một lao động cao hơn các nước khác, đi theo nó là vấn đề việc làm, giáo dục, y tế và các yêu cầu xã hội khác rất lớn.
Trong khi đó, lực lượng lao động cả nước phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, "giữa các vùng có sự khác biệt lớn, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và thấp nhất là vùng Tây Bắc" [6].
Dịch chuyển lao động đang tăng, nhưng tự do hóa lao động còn hạn chế, làm cho tính linh hoạt của thị trường lao động chưa cao, đặc biệt là sự dịch chuyển lao động trong nước và ra nước ngoài, giữa các khu vực, các ngành còn bị hạn chế. Bên cạnh đó còn nhiều rào cản làm ảnh hưởng đến vấn đề lao động như cung lớn hơn cầu, cơ cấu ngành nghề và tổ chức, cung cấp thông tin, cung ứng lao động chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
Về chất lượng nguồn lao động thì theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động lao động có trình độ sơ cấp trở lên là 29,7% năm 2007, tăng 8,79% so với năm 2006. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn, tương ứng là 58,45% và 26,68%, chủ yếu tăng số công nhân kỹ thuật. Số lao động có trình độ chuyên môn vẫn đang chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2009, lao động qua đào tạo là 13,3% dân số từ 15 tuổi trở lên, chiếm 14,9% dân số tham gia lực lượng lao động. Trong khi đó, "trong 64,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên có đến 76,5% tham gia lực lượng lao động" [74].
Kỹ năng, tay nghề thấp do chất lượng đào tạo, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ dạy nghề ngắn hạn chiếm khoảng 80% nên thiếu trầm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, dịch vụ, ngân hàng...), nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài. Xuất khẩu lao động đa phần là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng. Hiện nay, khoảng 65% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo, 80% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp; một bộ phận lao động đã qua đào tạo được sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc, thiếu nghiêm trọng lao động trình độ kỹ thuật cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, dịch vụ, ngân hàng…). Tình trạng dư thừa lao động phổ thông trong khi thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá phổ biến.
Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Trong khi thể lực của lao động Việt Nam thấp kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng điều kiện và cường độ làm việc cũng như yêu cầu của công việc.
Tóm lại, nước ta có nguồn lao động rất dồi dào, tốc độ phát triển nguồn lao động vẫn ở mức cao, lại phân bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn; chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp, đặc biệt chưa qua đào tạo, hoặc được đào tạo nhưng chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu, lại trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên dẫn đến tình trạng còn nhiều khó khăn về vấn đề việc làm cũng như tạo ra cơ cấu việc làm hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội.
2.1.1.2. Hiện trạng về việc làm
Đối với việc làm trong nước, theo các cuộc điều tra lực lượng lao động và việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động có việc làm trong dân số là 68,1%, trong đó, nam giới cao hơn so với nữ giới (72,6% so với 63,8%). Độ tuổi tham gia lao động, có việc làm lớn nhất là 25- 55 tuổi. Tuy nhiên, xu hướng tham gia làm việc lại giảm trong vòng 10 năm từ 1997 (72,2%) đến 2007 (68,1%).
Do sự phân bố dân cư và lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn không đều nên lao động có việc làm ở nông thôn vẫn chiếm chủ yếu, xu hướng này tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm khoảng 75% số lao động có việc làm cả nước. Xét theo vị thế công việc, lao động nông thôn chủ yếu tự làm việc cho bản thân (39,6%) và làm việc trong gia đình không hưởng tiền lương, tiền công (44,8%) trong khi tỷ lệ lao động nông thôn có quan hệ lao động (làm công ăn lương) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (14,6% còn tỷ lệ này của khu vực thành thị là 42,5%). Những tác động của thị trường lao động tới khu vực nông thôn rất hạn hẹp, phần đông lao động nông thôn không được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật hiện hành về lao động, vì vậy khi tham gia thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều về quyền lợi và nghĩa vụ.
Về cơ cấu lao động, năm 2009 lao động giản đơn chiếm 40,3%. Lao động trong nghề nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 18,5%. Thợ thủ công chiếm 11,6%. Lắp ráp, vận hành máy móc là 7%. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng là 12,4%. Còn chuyên môn kỹ thuật cao, trung, nhân viên chỉ chiếm 9,3%.
Lao động trẻ dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 60-80% theo nhóm nghề khác nhau. Tỷ trọng theo khu vực kinh tế là 53,9% - 20,3% - 25,8% tương ứng với Nông lâm Thủy sản - Công nghiệp và Xây dựng - Dịch vụ. Qua các cuộc điều tra về lao động, việc làm của nước ta cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ lệ việc làm lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm gần đây, do số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng nên đã thu hút thêm một số lượng lao động làm việc (từ năm 2006 là 131.322 doanh nghiệp thu hút 6.722 lao động đến năm 2007 là 155.000 doanh nghiệp thu hút 6.966 lao động vào làm việc).
Nhìn chung, cơ cấu lao động đang dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc cho những ngành như công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ, xây dựng… là chưa cao so với yêu cầu đòi hỏi của thực tế công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta. Ngành dịch vụ từ năm 1997 đến 2007 tăng 6,6% và chiếm gần 29% tổng số việc làm năm 2007, trong khi ngành công nghiệp tăng 6,5% trong cùng kỳ, từ 13% lên 19% tổng số việc làm. Rõ ràng, để phấn đấu đến 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng phi nông nghiệp hơn nữa để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung.
Nếu xem xét cơ cấu việc làm theo giới thì nông nghiệp là ngành có tỷ lệ người lao động cao nhất bao gồm cả nam giới và nữ giới. Tỷ lệ nữ giới có việc làm trong ngành này cao hơn so với nam giới (gần 54% ở nữ giới và 51% ở nam giới). Ngành công nghiệp xây dựng là ngành đứng thứ ba về số lượng lao động nam giới (khoảng 12% tổng số lao động nam giới làm việc trong ngành này), thương mại là ngành đứng thứ hai về số lượng lao động nữ (khoảng 17% tổng số lao động nữ làm việc trong ngành này vào năm 2007).
Lao động trong khu vực phi kết cấu/chính thức có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và phát triển kinh tế. Mặc dù đang có xu hướng giảm dần, bình quân mỗi năm giảm khoảng 40 ngàn, nhưng tỷ trọng lao động làm việc năm 2008 vẫn còn chiếm 67,4% số lao động có việc làm trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nông thôn và nữ giới có xu hướng làm việc trong khu vực này nhiều hơn nam giới. Trong khi đó, theo điều tra thì số lao động làm việc ở khu vực này đa số là không có hợp đồng lao động (95,7%), thời gian làm việc thì cao hơn (49 giờ/tuần so với 46 giờ), thu nhập thì lại thấp hơn (1,08 triệu/tháng so với 1,8 triệu).
Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế gần đây đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho di cư lao động mạnh mẽ hơn, đặc biệt từ nông thôn ra thành thị kéo theo các vấn đề kinh tế - xã hội và khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Di cư lao động góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện phát triển thành thị, phân bố lại cơ cấu lao động và dân số giữa thành thị và nông thôn, làm giảm mất cân bằng xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị; nông nghiệp - phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này thường diễn ra một cách tự phát, làm nảy sinh các vấn đề xã hội, làm quá tải các dịch vụ hạ tầng thiết yếu, gây tác động đến môi trường văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, kinh tế - chính trị. Qua số liệu điều tra cho thấy, lao động di cư từ nông thôn chiếm 73%, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ lao động nông thôn di chuyển đến là khá cao, trong đó lao động thanh niên chiếm tới 2/3 tổng số lao động di chuyển.
Đối với việc làm ngoài nước, trong những năm gần đây, công tác xuất khẩu lao động đã dần đi vào nề nếp, đưa lao động làm việc ở nước ngoài tăng cả về quy mô và chất lượng. Năm 2006, 78 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số làm việc ở nước ngoài lên trên 400 nghìn người. Đây là thị trường lao động mà chúng ta cần phải khai thác tốt hơn nữa,
nhằm nâng cao chất lượng lao động, đồng thời tạo thêm thu nhập cho bản thân người người lao động, gia đình và xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp chung ở nước ta theo nhận định là thấp. Với đặc thù là một nước đang phát triển, thị trường lao động chưa thực sự hoàn thiện, phần lớn lao động vẫn sống tại nông thôn và làm việc trong nông nghiệp nên tỷ lệ thất nghiệp chung dao động trong khoảng trên 2%/năm. Theo báo cáo của GSO thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 toàn quốc là 2,9%, nông thôn là 2,3%, thành thị là 4,6%. Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc là 2,88%, ở nông thôn là 2,27%, thành thị là 4,43%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nam có xu hướng tăng lên (năm 2002 là 1,92% đến 2007 là 2,29%) đã làm cho tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ (2,08% năm 2007). Tuy nhiên, ở thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới lại cao hơn (5,1% so với 4,91% của nam giới).
Khác với tỷ lệ thất nghiệp chung, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ (15-29) năm 2009 là 49,4% trong đó nữ giới chiếm 54,2%. Thất nghiệp già cũng khá cao (trên 50) là 23,4%.
Trong khi đó, 81% chưa được đào tạo nghề trong nhóm lao động thất nghiệp trong độ tuổi cho thấy chính sách pháp luật và công tác đào tạo nghề cho người thất nghiệp chưa được quan tâm thấu đáo và đầy đủ.
Nhìn chung, thực tế thị trường lao động hiện nay cho thấy, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động rất nhiều, sức ép của cung lao động đối với cầu lao động vẫn lớn. Số doanh nghiệp hàng năm thu hút khoảng 500.000 lao động/năm trong khi đó số người bước vào tuổi lao động khoảng trên 1 triệu người/năm chưa kể số lao động dôi ra do thất nghiệp, đang đi tìm việc làm trước đó. Trong khi đó, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm. Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, các đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm sút, thiếu nguyên liệu,
thiếu vốn để sản xuất... buộc các doanh nghiệp, các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu phải thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động. Các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làm nhiều nhất là dệt may, da giày, chế biến hải sản, chế biến nông sản, xây dựng, công nghiệp ôtô, điện tử, kinh doanh địa ốc, chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang nước ngoài hoặc có nguyên liệu nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Mỹ và các nước khác cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các làng nghề, suy giảm kinh tế đó tác động đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và đời sống của người lao động.
Theo báo cáo của 46 tỉnh, thành phố, quý 1/2009 số lao động mất việc làm ở trong khu vực này là 30.594 người (trong đó nữ chiếm 48,6%). Một số tỉnh, thành phố có số lao động bị mất việc làm cao như Bắc Ninh: 6.150 người (trong đó làng nghề là 5.400 người, hợp tác xã là 750 người); Thái Bình: 6.427 người; Hà Nam: 4.583 người; Hà Nội: 2.007 người; Hải Dương: 1.977 người… [41].
Một nghịch lý là trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn khá cao thì nhiều doanh nghiệp vẫn không thể tuyển đủ lao động phổ thông. Kết quả tổng hợp từ các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch cả nước năm 2009 cho thấy, "có tới trên 100 nghìn chỗ làm việc còn trống cần lao động, trong đó có tới 80% là nhu cầu lao động phổ thông, chủ yếu là của các doanh nghiệp ngành may mặc, giày da, chế biến nông - lâm thủy sản, nhưng các trung tâm này mỗi năm chỉ có thể cung ứng 20% nhu cầu của doanh nghiệp" [31]. Dẫn tới có những ý kiến đề xuất là nhập khẩu từ nước khác, nếu điều này xảy ra, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta.
Thị trường lao động kém phát triển, sức cạnh tranh yếu và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các loại thị trường khác trong nước cũng như so
với thị trường lao động các nước trong khu vực, thể hiện ở: tỷ lệ lao động làm công ăn lương thấp, hệ thống giao dịch kém phát triển (việc sử dụng kinh phí đầu tư cho các Trung tâm giới thiệu việc làm ở một số địa phương chưa hiệu quả, sai mục đích; nội dung Hội chợ việc làm chưa phong phú, còn rập khuôn, chưa thu hút được nhiều nhà doanh nghiệp), thông tin thị trường lao động