Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 25)

Nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp 1992 và Điều 5, Điều 7, Điều 13 của Bộ luật lao động, thể hiện ở các lĩnh vực chủ yếu: Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về cơ hội có việc làm, được đối xử bình đẳng đối với mọi việc làm và được trả công ngang nhau đối với mọi công việc như nhau.

Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân nam nữ có quyền ngang

nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau". Bình đẳng

trong lĩnh vực việc làm trước hết là không được phân biệt về giới tính. Người sử dụng lao động luôn luôn muốn tuyển dụng lao động nam vào làm việc vì họ có sức khỏe hơn lao động nữ, từ đó năng suất lao động sẽ cao hơn. Pháp luật lao động có quy định để bảo vệ lao động nữ bình đẳng với nam giới trước cơ hội việc làm, được trả công ngang nhau trong những điều kiện làm việc như nhau là thực hiện quyền bình đẳng nam nữ.

Người lao động cũng không bị phân biệt đối xử về dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo trong lĩnh vực việc làm. Họ có thể làm việc ở bất cứ nơi nào miễn là họ có sức khỏe, khả năng và trình độ nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của người tuyển dụng lao động. Một thực tế vẫn đang tồn tại hiện nay là sự không bình đẳng trong quá trình tuyển dụng lao động vào các đơn vị, cơ quan nhà nước. Người lao động mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng lao động nhưng vẫn không được làm việc, trong khi có những người không đủ khả năng, trình độ nghề nghiệp lại có cơ hội việc làm vì họ là "chỗ thân quen", "con ông cháu cha" hay vì một lí do khác.

Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực việc làm một mặt đảm bảo quyền lợi cho người lao động được có cơ hội việc làm, mặt khác tạo điều kiện để

người lao động phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Nếu không họ sẽ bị đào thải khỏi quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 25)