Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 77)

2.2.5.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ có vốn đầu tƣ ít nên khi có rủi ro trong sản xuất sẽ không còn nguồn để tái tạo sản xuất, dẫn đến xuất hiện nợ xấu cho ngân hàng.

- Do chƣa có quy hoạch cụ thể nên dân tự ý nuôi trồng thủy sản tràn lan và chƣa kiểm soát chặt chẽ đƣợc quy trình nuôi tôm, dẫn đến việc ô nhiễm môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều loại dịch bệnh. Giá cả thị trƣờng thƣờng xuyên biến động gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong việc thu hồi vốn kinh doanh của mình để trả nợ cho NH.

- Trình độ văn hoá của các hộ nông dân còn tƣơng đối thấp, kiến thức về thủy sản của nông dân còn yếu kém, chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, nên việc nuôi trồng thủy sản chƣa mang lại hiệu quả cao. Từ đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ cho NH.

- Khách hàng hầu hết là hộ nông dân nên ít có điều kiện tiếp cận thông tin thị trƣờng, hoặc không quan tâm những thông tin về nuôi trồng thủy sản, dẫn đến việc đầu tƣ ồ ạt theo xu hƣớng từ đó sẽ làm cho giá cả của mặt hàng sụt giảm, điều đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: một số khách hàng lại dùng số tiền vay đƣợc cho ngƣời khác vay với lãi suất cao hơn để hƣởng chênh lệch, khi việc kinh doanh không đƣợc thuận lợi thì họ không có khả năng trả nợ cho NH. Bắt buộc họ phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để đƣợc vay lại. Điều này càng làm cho đồng vốn đầu tƣ ngày càng không có hiệu quả.

- Dây dƣa trong việc trả nợ: Nghiêm trọng hơn hết là khách hàng cố tình chây lỳ không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo NH bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm. Với những khách hàng cố ý lừa đảo thì phần lớn NH thiệt hại rất nhiều.

Đốivới khách hàng là doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thƣờng không trả đƣợc cho Ngân hàng cả gốc và lãi vay khi gặp phải các trƣờng hợp sau:

- Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thiếu trình độ quản lý, trình độ chuyên môn dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Chạy theo lợi nhuận sử dụng vốn sai mục đích từ đó kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính gây tác động xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Thiếu nguyên liệu sản xuất, giá cả vật tƣ nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

- Việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do phải qua nhiều khâu, thủ tục rƣờm rà còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan nhƣ: Sở Vật Giá, Công An, Sở Tài Chính, Toà Án…Thời gian và thủ tục phát mãi tài sản thƣờng kéo dài, chi phí ngoài cao. Dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi nợ của NH.

- Hầu hết các khách hàng của ngân hàng vay những khoản vay lớn nên tài sản thế chấp đối với các khách hàng này có giá trị lớn, khi có phát mãi rất khó khăn do không tìm đƣợc đối tƣợng mua.

- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, NH chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,…về phía khách hàng vẫn đƣợc phép sử dụng tài sản đó. Do đó, khi tài sản bị hƣ hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho NH trong việc phát mãi tài sản khi khách hàng không còn khả năng thanh toán.

- Các tài sản thế chấp là các kho hàng thƣờng đặt tại các doanh nghiệp nên việc kiểm tra giám sát tài sản đảm bảo này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều vụ vỡ nợ cũng liên quan đến việc giám sát lỏng lẻo các kho hàng của cán bộ Ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

- Ngân hàng chƣa theo dõi, giám sát thật chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo nên không phát hiện kịp thời những trƣờng hợp làm thất thoát cho Ngân hàng.

- Do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nên để có thể thu hút khách hàng và giữ đƣợc những khách hàng truyền thống, ngân hàng chấp nhận nới lỏng điều kiện vay vốn các món vay cho khách hàng. Điều này có thể tạo rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

- Thiếu thông tin trong ngành, các ngân hàng thƣơng mại chƣa tăng cƣờng liên thông liên kết với nhau nên đôi khi gặp trƣờng hợp một tài sản thế chấp vay nhiều ngân hàng hay doanh nghiệp vay nhiều tổ chức tín dụng.

- Vi phạm quy tắc cho vay: Do quá trình cho vay và thẩm định những món vay chƣa kỹ, số lƣợng món vay rất nhiều với số lƣợng cán bộ TD còn mỏng cho nên công tác tiếp cận từng khách hàng để kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay rất khó

khăn,làm cho việc giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hạn chế, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH.

- Cán bộ TD hầu hết là ngƣời ở địa phƣơng nên có mối quan hệ thân thiết với nhiều ngƣời dân ở địa phƣơng điều đó là rất tốt để tạo niềm tin cho khách hàng. Nhƣng lợi dụng mối quan hệ này mà cán bộ TD đã bỏ qua những bƣớc quan trọng của quy trình TD, điều đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến NH nếu khách hàng sử dụng vốn không mục đích.

- Công tác đánh giá tài sản bảo đảm chƣa chính xác hoặc do biến động giá tài sản đảm bảo dẫn đến cho vay vƣợt mức của tài sản bảo đảm, do đó khi phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ vay.

Tóm lại, rủi ro trong TD là điều không tránh khỏi trong ngành NH. Chính vì thế, việc phân tích những rủi ro, những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro để từ đó có những biện pháp nhằm làm hạn chế mức độ rủi ro là việc làm cần thiết tại một NH. Mục đích sau cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận tối ƣu, bảo đảm sự phát triển lâu dài của Ngân hàng.

2.2.6 Đánh giá chung thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

2.2.6.1 Những kết quả đạt đƣợc

Mặc dù môi trƣờng cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Song đƣợc sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ TW đến địa phƣơng, sự giúp đỡ của cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, trong những năm qua tình hình huy động vốn, khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng cho vay, khả năng thu hồi nợ của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thực hiện tƣơng đối tốt. NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đƣợc đánh giá là Ngân hàng có chất lƣợng tín dụng tốt:

Một là: Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự tạo đƣợc ấn tƣợng, uy tín đối với khách hàng, mở rộng thị phần.

Hai là: Doanh số cho vay của Ngân hàng đang có xu hƣớng tích cực hơn, quy mô dƣ nợ không ngừng tăng trƣởng. Cơ cấu cho vay không chỉ bó hẹp trong khu vực quốc doanh mà còn mở sang cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh. Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn lƣu động của các doanh nghiệp và cá nhân.

Ba là: Công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã đƣợc chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên . Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng tích cực.

Bốn là: Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bƣớc gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tƣ vấn.

Năm là: Trong quá trình cho vay, Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra Ngân hàng còn xem xét các vấn đề thị trƣờng, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập, của khách hàng trong phạm vi cho phép.

Sáu là: Các cán bộ tín dụng rất năng động, nhiệt tình, thân thiện. Việc đánh giá sơ bộ về năng lực tài chính, ý chí trả nợ của khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh, do họ kinh doanh nhỏ lẻ nên rất khó xác định đƣợc dòng tiền ra / vào thực tế, đòi hỏi cán bộ tín dụng ngoài giỏi nghiệp vụ ra, thì cần có sự nhạy bén trong công việc. Biết đƣợc điều đó, Ngân hàng luôn tổ chức đào tạo nghiệp vụ, các kỹ năng hỗ trợ qua các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao khả năng chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ tín dụng.

Bảy là: Danh mục sản phẩm tiền gửi đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp dân cƣ, doanh nghiệp tổ chức, giúp khách hàng có cơ hội phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc. Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng của Agribank đã tạo tiếng vang trên thị trƣờng. Hàng năm, Agribank đã tổ chức nhiều chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng với quy mô giải thƣởng hơn hẳn các NHTM khác đã thu hút đông đảo khách hàng gửi tiền và đã trở thành “thƣơng hiệu” nổi bật của Agribank.

2.2.6.2 Những hạn chế, tồn tại

Nhƣ đã nói ở trên, Agribank chi nhánh tỉnh Sóc Trăng là một Ngân hàng có các giải pháp quản lí rủi ro tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, Agribank cần có các biện pháp nhằm duy trì

các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa các giải pháp quản lí rủi ro tín dụng của mình trong giai đoạn tới. Những hạn chế đó là:

Một là: Do đặc thù hoạt động của Ngân hàng là phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên gặp nhiều khó khăn nhƣ món vay nhỏ, số lƣợng khách hàng lớn, sản phẩm cho vay từ cây lúa, con tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều hộ nhỏ lẻ có vốn đầu tƣ ít nên khi có rủi ro trong sản xuất sẽ không còn nguồn để tái tạo sản xuất, dẫn đến xuất hiện nợ xấu. Ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, khách hàng chủ yếu là nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng thanh toán nợ vay phụ thuộc vào chất lƣợng nông thủy sản và giá cả tiêu thụ. Nên khi khách hàng thất thu thì ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Hai là: Ngoài một số chi nhánh có cố gắng trong việc cải thiện chất lƣợng tín dụng bên cạnh còn có một số chi nhánh chất lƣợng tín dụng vẫn còn chậm đƣợc cải thiện, công tác xử lý, đôn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro tiến triển chậm, nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Ba là: Về hoạt động nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp: Dịch cúm ở gia cầm, bệnh heo tai xanh, dịch bệnh trên vùng nuôi tôm, môi trƣờng ô nhiễm gây ảnh hƣởng đến ngƣời sản xuất kéo theo ảnh hƣởng đến nợ vay ngân hàng. Những ảnh hƣởng bất lợi về thời tiết, thiên tai, giá cả luôn biến động gây bất lợi trong cho vay thu lãi và thu nợ khi đến hạn. Công tác xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ tồn đọng của các chi nhánh phụ thuộc tiến triển chậm, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

Bốn là: Công tác Marketing Ngân hàng tuy bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng so với yêu cầu còn những hạn chế, điều này ít nhiều cũng hạn chế tăng trƣởng dƣ nợ.

Năm là: Một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng gửi tiền là lãi suất tiền gửi. Agribank với vai trò là NHTM nhà nƣớc hàng đầu, luôn thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về trần lãi suất huy động của NHNN. Tuy nhiên, hiện tại các NHTM khác đều cố tình vƣợt trần lãi suất huy động gây bất ổn cho thị trƣờng và làm cho các sản phẩm tiền gửi của Agribank đánh mất lợi thế cạnh tranh về lãi suất.

Sáu là: Còn cứng nhắc, rập khuôn theo quy chế của toàn hệ thống chƣa có sự thay đổi một cách linh hoạt trong công tác lập hồ sơ cho vay, quy trình cho vay, quy trình giải ngân vốn. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt để có thể thu hút lƣợng khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Công tác thẩm định hồ sơ cho vay, tài sản đảm bảo cho khoản vay, tỷ lệ cho vay bổ sung trên một tài sản còn mang tính bất cập về thời gian. Thiếu sự quan tâm, theo dõi hoạt động của khách hàng, nguồn vốn sau giải ngân, công tác đôn đốc việc trả lãi và gốc, hỗ trợ, tƣ vấn khách hàng vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích theo hồ sơ dự án vay. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro cho khoản vay.

Bảy là: Trình độ của cán bộ chuyên môn còn có nhiều bất cập: Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, ham học hỏi nhƣng còn thiếu kinh nghiệm, không lƣờng hết đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Agribank còn thiếu cán bộ đƣợc đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án. Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chƣa thực hiện đƣợc đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu sót về số lƣợng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 chúng ta đã hiểu sơ lƣợc về Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng và nắm đƣợc thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu nhƣ nợ xấu của ngân hàng và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong phần thực trạng, chúng ta cũng biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại của ngân hàng. Trong quá trình thực tập đƣợc tiếp xúc với thực tế công việc, em đã đúc kết đƣợc một số giải pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu chƣơng 3 giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng

Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc trong năm 2012 là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm 2013. Năm 2013 hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi nhƣng đồng thời cũng gặp một số khó khăn thách thức. Để tiếp tục phát triển một cách bền vững, cần phải xác định mục tiêu tổng quát nhƣ sau:

Tiếp tục giữ vững và phát huy ƣu thế một Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ trên địa bàn. Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nƣớc góp phần thúc đẩy

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)