Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 41)

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Ngắn hạn 12.998.366 10.911.899 8.938.343 (2.086.467) (16,05) (1.973.556) (18,09) Trung hạn 497.163 424.768 499.982 (72.395) (14,56) 75.214 17,71 Dài hạn 14.159 115.486 87.874 101.327 715,64 (27.612) (23,91) Tổng 13.509.688 11.452.153 9.526.199 (2.057.235) (15,23) (1.925.954) (16,82) (Nguồn:Phòng tín dụng)

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cho vay theo thời hạn tín dụng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng trong ba năm vừa qua giảm liên tục. Năm 2011 doanh số cho vay đạt đƣợc 13.509.688 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 11.452.153 triệu đồng giảm 2.057.235 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,23% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục

96.22 95.28 93.83 3.68 3.71 5.25 0.1 1.01 0.92 90% 91% 92% 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100% 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

giảm mạnh đạt đƣợc 9.526.199 triệu đồng, giảm 1.925.954 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,82% so với năm 2012. Cụ thể từng loại thời hạn nhƣ sau:

+ Cho vay ngắn hạn: Do chính sách ƣu tiên cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong qua các năm. NH tập trung cho vay ngắn hạn vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng và khả năng thu hồi đƣợc nợ là rất lớn. Đặc biệt, đây là nhu cầu rất thƣờng xuyên của đa số khách hàng sản xuất kinh doanh thông thƣờng nhƣ cá nhân, hộ gia đình. Cho vay ngắn hạn thƣờng là để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động, vốn thiếu hụt tạm thời để mua nguyên vật liệu, trả tiền hàng, ký quỹ tạm thời, thanh toán L/C, mua con giống, vật tƣ nông nghiệp.

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 là 10.911.899 triệu đồng giảm 2.086.467 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,05% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục giảm còn 8.938.343 triệu đồng giảm 1.973.556 triệu đồng tƣơng ứng 18,09% so với năm 2012. Việc doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm do diện tích thả nuôi thủy sản qua 3 năm đều giảm, năm 2011 diện tích thả nuôi là 67.280 ha, đến năm 2013 diện tích thả nuôi giảm 60.953 ha. Thời gian qua ngành nuôi trồng thủy sản rơi vào vòng luẩn quẩn mất cân đối cung - cầu ở thị trƣờng nội địa, trong khi đó, xuất khẩu chịu nhiều rủi ro, giá giảm…dẫn đến tình trạng lỗ liên tục. Chính vì hoạt động kinh doanh của ngành thủy sản chịu nhiều rủi ro nên phía ngân hàng rất thận trọng trong xét duyệt cho vay mức tín dụng cho vay đối với lĩnh vực này.

+ Cho vay trung và dài hạn: ba năm qua doanh số cho vay trung – dài hạn lâm vào tình trạng tăng giảm bất thƣờng. Năm 2011, thực hiện quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn trung, dài hạn để đầu tƣ mới, phát triển sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay trung, dài hạn đã đạt đƣợc 511.322 triệu đồng. Năm 2012 doanh số cho vay trung hạn đạt 424.768 triệu đồng giảm 28.932 triệu đồng tƣơng đƣơng 14,56% so với năm 2011, năm 2013 doanh số này đã tăng đạt 499.982 triệu đồng tăng 75.214 triệu đồng hay tăng 17,71% so với năm trƣớc. Tƣơng tự, doanh số cho vay dài hạn cũng giảm trong năm 2013 và tăng mạnh ở năm 2012. Đây phần lớn là những khoản đầu tƣ các dự án, đầu tƣ cơ sở hạ tầng đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, các tài sản cố định có giá trị lớn…. để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012 tình hình lạm phát biến động đẩy giá

cả hàng hóa tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp cũng hạn chế mở rộng sản xuất, đầu tƣ cho các dự án mới. Năm 2013, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chính phủ, bên cạnh những khoản tín dụng ngắn hạn ngân hàng cũng đã triển khai các dự án mới, khuyến khích ngƣời nông dân tăng gia sản xuất có hiệu quả, hỗ trợ ngƣời dân để mua máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp nhƣ mua máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy sấy,…điều này giúp cho doanh số cho vay trung – dài hạn có chuyển biến đi lên tuy nhiên tỷ trọng vẫn thấp trong tổng doanh số cho vay.

2.2.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong những năm qua hoạt động cho vay của ngân hàng có những biến đổi không ngừng. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cho thấy rõ nhu cầu vay vốn của từng thành phần. Các thành phần kinh tế nhƣ: hộ sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Hộ sản xuất 4.592.547 4.829.431 4.915.320 236.884 5,16 85.889 1,78 DN ngoài QD 8.910.263 6.330.079 4.362.915 (2.580.184) (28,96) (1.967.164) (31,08) DNNN - 291.739 246.307 291.739 100,00 (45.432) (15,57) Hợp tác xã 6.878 900 650 (5.978) (86,91) (250) (27,78) TỔNG 13.509.688 11.452.149 9.525.192 (2.057.539) (15,23) (1.926.957) (16,83) (Nguồn:Phòng tín dụng)

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế

+Hộ sản xuất - cá nhân: Là những hộ gia đình có đất sản xuất nhƣng thiếu vốn đầu tƣ, thƣờng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi thuỷ - hải sản, trồng trọt và một số ngành nghề khác. Đa phần những hộ gia đình này vay ngắn hạn để đầu tƣ sản xuất nên tỉ trọng cho vay chiếm khá cao trong 3 năm qua.. Tạo điều kiện cho nông dân yên tâm trong sản xuất kinh doanh. Năm 2011 Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân vay vốn để sản xuất và kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Nhiều HSX-CN đã vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, doanh số cho vay của ngân hàng trong năm đạt 4.592.547 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số này là 4.829.431 triệu đồng tăng 236.884 triệu đồng, tăng 5,16% so với năm 2011. Do đƣợc sự hỗ trợ từ Chính phủ và NHNo & PTNT Việt Nam về nguồn vốn ƣu tiên phần lớn cho lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn và đa số hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn tỉnh là sản xuất cây lúa và nuôi trồng nên việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và NHNo và PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói riêng khá dễ dàng. Doanh số cho vay tiếp tục tăng lên trong năm 2013 đạt 4.915.320 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 85.889 triệu đồng tƣơng đƣơng 1,78% so với năm 2012, tuy nhiên nếu so với tổng dƣ nợ tại chi nhánh thì tỉ trọng này lại giảm. Trong 3 năm qua giá cả các loại phân bón, vật tƣ nông nghiệp liên tục tăng cao, tình hình xuất khẩu thuỷ sản lại gặp khó khăn, khiến nhiều hộ nuôi tôm không đủ vốn tiếp tục sản xuất. Trong bối cảnh này chi nhánh cũng chủ trƣơng tập trung

34% 66% 0% 0% 2011 42% 55% 3% 0% 2012 52% 46% 2% 0% 2013 Hộ SX DN ngoài QD DN nhà nƣớc Hợp tác xã

cho vay nông nghiệp nhằm giúp các hộ sản xuất thoát khỏi tình trạng trì trệ. Vì vậy dù tình hình khó khăn nhƣng cho vay hộ sản xuất vẫn tăng lên đáng kể.

+ Doanh nghiệp nhà nƣớc: đây là lĩnh vực mà doanh số cho vay chiếm tỉ trọng tƣơng đối thấp trong các thành phần kinh tế. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhà nƣớc tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc bằng không nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nƣớc đã tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang các loại hình doanh nghiệp khác. Trong năm 2012, doanh số cho vay là 291.739 triệu đồng, tăng 291.739 triệu đồng tƣơng đƣơng 100,00% so với năm 2011. Bƣớc qua năm 2013, doanh số cho vay giảm xuống đạt 246.307 triệu đồng, giảm 45.432 triệu đồng, giảm tƣơng ứng 15,57%. Trong năm 2012 và 2013 chi nhánh đã tài trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trong lĩnh vực xây lấp các công trình giao thông của tỉnh, đồng thời thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP về việc cho vay hổ trợ sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc DNNN, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lƣu động tạm thời cho một số DNNN đang cho vay chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tiếp tục sản xuất thúc đẩy tăng trƣởng ngăn chặn suy giảm kinh tế.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Vài năm trở lại đây những chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã giúp cho khu vực kinh tế tƣ nhân hoạt động dƣới hình thức DNTN, Cty CP, TNHH, Cty liên doanh phát triển nhanh chóng rộng khắp trong toàn tỉnh Sóc Trăng. Điều đó đã tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm đối tƣợng để cho vay. Năm 2011 doanh số này đạt 8.910.263 triệu đồng, năm 2012 doanh số cho vay giảm 6.330.079 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 2.580.184.190 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 28,96%. Năm 2013, doanh số cho vay giảm 31,08% tƣơng đƣơng 1.967.164 triệu đồng.

+ Hợp tác xã: Đối tƣợng này chỉ chiếm một phần nhỏ. Do tỉnh Sóc Trăng chƣa có nhiều HTX sản xuất nên nhu cầu vay vốn của đối tƣợng này rất thấp, toàn tỉnh hiện có khoản 90 HTX. Năm 2011 doanh số cho vay là 6.878 triệu đồng. Năm 2012 doanh số cho vay đối tƣợng này là 900 triệu đồng giảm 5.978 triệu đồng tƣơng đƣơng 86,91%. Đến năm 2013 doanh số cho vay giảm xuống còn 650 triệu đồng giảm 27,78%. Do điều kiện sản xuất tốt, HTX đã có đủ vốn để tự sản xuất nên không cần đến vốn vay của ngân hàng.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2.518.192 1.981.030 1.930.370 (537.162) (21.33) (50.660) (2.56) Xây dựng, Công nghiệp 326.307 345.898 241.767 19.591 6,00 (104.131) (30,01) Sản xuất, Chế biến 5.297.921 3.927.754 2.707.150 (1.370.167) (28,86) (1.220.604) (31,08) Thƣơng mại, Dịch vụ 4.487.092 4.037.668 3.302.107 (449.424) (10,02) (735.561) (18,22) Ngành khác 889.176 1.159.795 1.344.793 270.619 30,43 184.998 15,95 TỔNG 13.518.680 11.452.145 9.526.187 (2.066.535) (15,29) (1.925.958) (16,82) (Nguồn:Phòng tín dụng)

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cho vay theo ngành nghề

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: là ngành kinh tế khá quen thuộc đối với phần lớn ngƣời dân Sóc Trăng. Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi ngƣời dân phải luôn đổi mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác để mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy mà ngành này cũng đòi hỏi nhu cầu về vốn khá lớn để đáp ứng quá trình hoạt động sản xuất. Đối tƣợng cho vay của ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt, mua máy móc, thiết bị, phân bón… phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 2.518.192 triệu đồng, năm 2012 doanh số này đã giảm xuống còn 1.981.030 triệu đồng giảm 537.162 triệu đồng tƣơng đƣơng 21,33%. Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết khá phức tạp nhƣ tình xâm nhập mặn, khô hạn kéo dài.., dịch bệnh phát sinh làm hạn chế khả năng phát triển đàn, sản lƣợng nông sản thấp, một số mặt hàng đầu ra không ổn định, đã ảnh hƣởng đến đời sống của một số hộ dân. Do đó nhu cầu vay vốn để sản xuất bị hạn chế nên doanh số cho vay giảm xuống. Năm 2013 doanh số cho vay này giảm đạt 1.930.370 triệu đồng giảm 50.6660 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,56%.

+ Xây dựng, công nghiệp: Năm 2011 doanh số cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực này là 326.307 triệu đồng, năm 2012 con số này là 345.898 triệu đồng tăng

19% 2% 39% 33% 7% 2011 18% 3% 34% 35% 10% 2012 20% 3% 28% 35% 14% 2013

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Xây dựng, công nghiệp Sản xuất, chế biến Thƣơng mại, dịch vụ Ngành khác

19.591 triệu đồng tƣơng đƣơng 6,00% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số cho vay giảm xuống còn 241.767 triệu đồng giảm 30,01 so với năm 2012.

+Sản xuất, chế biến: chiếm tỷ trọng khá cao trong các lĩnh vực đầu tƣ tín dụng ngân hàng. Trong năm 2011, doanh số cho vay hoạt động của các đối tƣợng thuộc Sản xuất, chế biến là 5.297.921. Sang năm 2012 mức cho vay giảm xuống còn 3.927.754 triệu đồng giảm 1.370.167 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 28,86% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống còn 2.707.150 triệu đồng giảm 18,22% tƣơng đƣơng 735.561 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 tình hình lạm phát tiếp tục tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nƣớc làm lãi suất ngân hàng tăng cao, khiến hàng loạt doanh nghiệp “ kêu trời” vì chi phí vốn vay, một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản, do đó làm giảm khả năng vay vốn ngân hàng.

+Thƣơng mại – dịch vụ (TM - DV): Đây là ngành chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay theo ngành. Nguồn vốn này ngân hàng dùng cho các hộ vay để kinh doanh dạng cá thể nhƣ: cửa hàng mua bán thức ăn chăn nuôi, phân bón, con giống; cửa hàng quần áo, văn phòng phẩm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch; các cửa hàng doanh nghiệp mua bán xe môtô, ôtô, máy móc,…và các DN kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu là thuỷ sản, lúa gạo và các loại nông sản khác…Đây là ngành kinh tế khá phổ biến và chịu ảnh hƣởng mạnh từ môi trƣờng khách quan bên ngoài, tình hình lạm phát tăng, giá cả leo thang. Vì thế mà doanh số cho vay đối với TM - DV cũng tăng trƣởng không ổn định qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 4.487.092 triệu đồng, năm 2012 con số này là 4.037.068 triệu đồng giảm 449.424 triệu đồng tƣơng đƣơng 10,02%, bƣớc sang năm 2013 doanh số cho vay giảm xuống còn 3.302.107 triệu đồng, tƣơng đƣơng 735.561 triệu đồng. + Các ngành khác: Chiếm tỷ trọng cũng khá cao trong tổng doanh số cho vay theo ngành. Các ngành khác ở đây chủ yếu là các đối tƣợng sử dụng nguồn vốn vay vào những mục đích nhƣ: hoạt động hành chính, y tế, giáo dục, môi trƣờng dịch vụ cộng đồng, xã hội…Trong năm 2011 doanh số cho vay là 889.176 triệu đồng. Nhƣng doanh số này tăng lên đạt 1.159.795 triệu đồng ở năm 2012, tƣơng đƣơng tăng 30,43% hay tăng 270.619 triệu đồng so với năm 2011. Tình hình kinh tế năm này có nhiều biến động nên các đối tƣợng thuộc ngành khác mạnh dạn vay vốn phục vụ cá nhân nên doanh số cho vay tăng. Sang năm 2013 doanh số cho vay là 1.344.793

triệu đồng tăng 184.998 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 15,95%. Doanh số cho vay năm này tăng lên là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của các đối tƣợng này, nhu cầu ngày càng cao về vốn trong tƣơng lai.

Tóm lại doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm qua đã có sự biến động liên tục, trong điều kiện suy thoái kinh tế nhƣ hiện nay thì ngân hàng sẽ khắt khe, chọn lọc hơn với các khoản cho vay vốn. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng chƣa thể nói lên đƣợc là Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động thật sự có hiệu quả hay không, chúng ta còn phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác nhƣ thu nợ, dƣ nợ…

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)