Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 35)

Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn gửi tiền

Theo kỳ hạn gửi thì vốn huy động có hai loại kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra hay sử dụng bất cứ lúc nào để thanh toán và NH phải thỏa mãn nhu cầu đó.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi mà chủ của nó cam kết chỉ đƣợc rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trƣớc cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn tín dụng ĐVT: Triệu đồng (Nguồn:Phòng tín dụng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Tiền gửi không kì hạn 534,218 15.53 463,393 11.83 631,190 13.89 (70,825) -13.25 167,797 36.21

Tiền gửi có kì hạn 2,905,864 84.47 3,452,953 88.17 3,914,272 86.11 547,089 18.83 461,319 13.36

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng tƣơng đối thấp trong tổng vốn huy động, chiếm khoảng 20%, và có sự tăng giảm trong 3 năm qua. Năm 2011, lƣợng vốn huy động này đạt 534.218 triệu đồng chiếm 15,53% tổng vốn huy động. Sang năm 2012, thì lƣợng vốn này đã giảm xuống còn 463.393 triệu đồng chiếm 11,83% và năm 2013 tăng lên 631.190 triệu đồng, chiếm 13,89% tỉ trọng. Ta thấy lƣợng tiền gửi không kỳ hạn giảm trong khi tổng lƣợng vốn huy động luôn tăng qua các năm làm cho tỉ trọng lƣợng vốn huy động này giảm liên tục. Nhƣ chúng ta đã biết tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là khoản tiền gửi dùng để thanh toán, lãi suất huy động cho khoản vốn này thƣờng thấp, vì vậy nếu ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiền vào ngân hàng thì họ sẽ chọn những hình thức có lãi suất cao hơn, vấn đề này cũng làm giảm lƣợng tiền gửi không kỳ hạn.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ của nó cam kết chỉ đƣợc rút ra khi tới hạn hoặc muốn rút ra phải báo trƣớc cho ngân hàng. Điều này giúp cho việc sử dụng nguốn vốn này của ngân hàng để cho vay rất hiệu quả, mức độ an toàn cao. Do đó lƣợng vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011, lƣợng vốn này đạt 2.905.864 triệu đồng chiếm 84,47% tổng vốn huy động, sang năm 2012 lƣợng vốn này đã tăng lên đáng kể hơn 18,83% đạt 3.452.953 triệu đồng chiếm 88,17%, tuy nhiên đến cuối năm 2013, lƣợng vốn này đã tăng chậm lại với tốc độ tăng trƣởng 13,36% đạt 3.914.272 triệu đồng chiếm tỉ trọng 86,11%. Đây là loại tiền gửi có thời hạn cố định vì vậy lãi suất huy động lúc nào cũng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn do đó thu hút đƣợc khách hàng hơn. Năm 2012 do tình hình bất ổn về khâu xuất khẩu các loại hàng hóa, kèm theo là những bất ổn trên thị trƣờng tài chính, nên những khoản tiền gửi không kỳ hạn đã đƣợc khách hàng chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn, nhằm hƣởng lãi suất cao hơn. Bên cạnh, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tăng cao, kết quả đã dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn, vì vậy để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động vốn lên rất cao nhằm thu hút khách hàng. Năm 2013, việc các ngân hàng thƣơng mại chạy đua tăng lãi suất huy động cạnh tranh quá mức đã đƣợc NHNN can thiệp, qua đó NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động kỳ hạn trên một tháng chung cho các NHTM là 14%. Điều này cũng làm cho lƣợng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng cũng tăng chậm lại ở cuối năm 2013.

Số liệu tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm qua cho thấy rằng ngân hàng đã thực hiện khá tốt việc huy động vốn, cụ thể năm 2011 tăng lên 13,84% so với năm 2012, năm 2013 thì tăng lên 16,06% so với năm 2012. Để tiếp nối những thành công này, ngân hàng cần cố gắng hơn nữa, cần phát huy tối đa những mặt tích cực để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng và góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng.

2.2.1.2 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng

Hàng năm NH huy động vốn dƣới nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cƣ, tiền gửi các TCTD và tiền gửi các TCKT. Huy động vốn là một trong những biện pháp mở rộng TD, nâng cao hiệu quả hoạt động tạo uy tín cho NH, vì thế ngân hàng luôn mở rộng và đẩy mạnh các hình thức để có thể huy động đƣợc tiền gửi nhàn rỗi của nhiều đối tƣợng. Để hiểu rõ hơn, ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng ĐVT:Triệu đồng (Nguồn:Phòng tín dụng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ

Tiền gửi kho bạc 151,094 5.94 125,628 4.12 121,822 4 (25,466) (17) (3,806) (3)

Tiền gửi dân cƣ 2,915,118 78.08 2,476,546 81.21 2,852,634 85 488,969 25 376,088 15

Tiền gửi TCTD 6,510 0.26 7,598 0.25 - - 1,088 17 (7,598) (100)

Tiền gửi TCKT 400,233 15.72 439,823 14.42 386,975 12 39,590 10 (52,848) (12)

Qua bảng trên cho thấy các khoản mục tiền gửi đều có sự biến động qua các năm tuy nhiên tình hình tổng vốn huy động của chi nhánh qua các năm vẫn tăng. Mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn trong năm 2011, nhƣng vốn huy động năm 2012 vẫn tăng và đạt 3.049.595 triệu đồng, tăng 504.181 triệu đồng tƣơng ứng 20% so với năm 2011. Năm 2013 vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng nhƣng chậm đạt 3.361.431 triệu đồng

- Tiền gửi dân cƣ: chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của ngƣời dân nhằm mục đích sinh lãi. Tiền gửi này là khoản huy động chủ yếu của ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Năm 2011 tiền gửi dân cƣ đạt 1.987.577 triệu đồng chiếm 78,08% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 tiền gửi dân cƣ đạt 2.476.546 triệu đồng tăng 488.969 triệu đồng tƣơng ứng 25% so với năm 2011, chiếm 81,21% trong tổng nguồn vốn huy động của năm 2012. Năm 2013 tiền gửi dân cƣ tiếp tục tăng lên 2.852.634 triệu đồng tăng 376.088 triệu đồng tƣơng ứng 15% so với năm 2012, chiếm 85% trong tổng nguồn vốn của năm 2012. Tiền gửi dân cƣ qua các năm đều tăng là do đời sống dân cƣ ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng, bên cạnh đó do lạm phát ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng mất giá thay vì ngƣời dân cất giữ ở nhà thì họ đem gửi ngân hàng để hƣởng lãi suất nhằm giảm chi phí mất giá của đồng tiền. Mặt khác, với chính sách thu hút khách hàng phù hợp, các nhân viên ngân hàng đƣợc đào tạo về phong cách, tác phong giao tiếp khi tiếp xúc đã tạo đƣợc thiện cảm và lòng tin của khách hàng.

- Tiền gửi tổ chức kinh tế: lƣợng tiền gửi của các TCKT tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 tiền gửi tổ chức kinh tế là 400.233 triệu đồng, năm 2012 đạt đƣợc 439.823 triệu đồng tăng 39.590 triệu đồng tƣơng ứng 10% so với năm 2011. Trong năm 2012, trên địa bàn có thêm nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, các doanh nghiệp hoạt động có kết quả cao nên có nhu cầu gửi tiền thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng mở rộng mạng lƣới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận lợi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Năm 2013 tiền gửi tổ chức kinh tế giảm còn 386.975 triệu đồng giảm 52.848 triệu đồng tƣơng ứng 12,1% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các ngân hàng mới thành lập trên địa bàn và liên tục ra nhiều gói dịch vụ mới, ƣu đãi trong thanh toán, giao dịch nên thị phần vốn huy động bị chia sẻ nhiều. Bên cạnh đó

tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, để giảm thiểu chi phí vốn, một số doanh nghiệp đã rút tiền ra để sản xuất kinh doanh làm cho nguồn vốn huy động này giảm.

- Tiền gửi kho bạc nhà nƣớc: Đây là nguồn tiền khi nhà nƣớc thu về chƣa có nhu cầu sử dụng thì gửi lại ngân hàng, hoặc các khoản thu chi phải thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng nên khoản vốn này không ổn định, vì vậy mà ngân hàng không quan tâm nhiều. Năm 2011 tiền gửi kho bạc nhà nƣớc là 151.094 triệu đồng, năm 2012 loại tiền gửi này đạt đƣợc 125.628 triệu đồng giảm 25.466 triệu đồng tƣơng ứng 16,85% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013 tiền gửi kho bạc nhà nƣớc giảm xuống còn 121.822 triệu đồng giảm 3.806 triệu đồng tƣơng ứng 3% so với năm 2012. Loại tiền gửi này liên tục giảm chủ yếu do tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế ảnh hƣởng, ngân sách của tỉnh phải thƣờng xuyên chi ra để hỗ trợ cho các chính sách, nên cũng ít có tiền để gửi cho ngân hàng.

- Tiền gửi tổ chức tín dụng: Để tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán liên ngân hàng, ngoài những khoản tiền gửi khách hàng chi nhánh còn nhận tiền gửi của các TCTD khác. Tuy nhiên khoản vốn huy động này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 tiền gửi tổ chức tín dụng là 6,510 triệu đồng. Năm 2012 tiền gửi tổ chức tín dụng đạt 7.598 triệu đồng, tăng 1.088 triệu đồng tƣơng ứng 16,71% so với năm 2011. Sang năm 2013, tiền gửi này giảm bằng không, do các TCTD này không còn giao dịch qua tài khoản của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nửa mà chuyển tài khoản giao dịch qua Ngân hàng nhà nƣớc.

2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013 đoạn 2011 – 2013

2.2.2.1 Doanh số cho vay

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Ngắn hạn 12.998.366 10.911.899 8.938.343 (2.086.467) (16,05) (1.973.556) (18,09) Trung hạn 497.163 424.768 499.982 (72.395) (14,56) 75.214 17,71 Dài hạn 14.159 115.486 87.874 101.327 715,64 (27.612) (23,91) Tổng 13.509.688 11.452.153 9.526.199 (2.057.235) (15,23) (1.925.954) (16,82) (Nguồn:Phòng tín dụng)

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cho vay theo thời hạn tín dụng

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng trong ba năm vừa qua giảm liên tục. Năm 2011 doanh số cho vay đạt đƣợc 13.509.688 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 11.452.153 triệu đồng giảm 2.057.235 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,23% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục

96.22 95.28 93.83 3.68 3.71 5.25 0.1 1.01 0.92 90% 91% 92% 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100% 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

giảm mạnh đạt đƣợc 9.526.199 triệu đồng, giảm 1.925.954 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,82% so với năm 2012. Cụ thể từng loại thời hạn nhƣ sau:

+ Cho vay ngắn hạn: Do chính sách ƣu tiên cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong qua các năm. NH tập trung cho vay ngắn hạn vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng và khả năng thu hồi đƣợc nợ là rất lớn. Đặc biệt, đây là nhu cầu rất thƣờng xuyên của đa số khách hàng sản xuất kinh doanh thông thƣờng nhƣ cá nhân, hộ gia đình. Cho vay ngắn hạn thƣờng là để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động, vốn thiếu hụt tạm thời để mua nguyên vật liệu, trả tiền hàng, ký quỹ tạm thời, thanh toán L/C, mua con giống, vật tƣ nông nghiệp.

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 là 10.911.899 triệu đồng giảm 2.086.467 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,05% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục giảm còn 8.938.343 triệu đồng giảm 1.973.556 triệu đồng tƣơng ứng 18,09% so với năm 2012. Việc doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm do diện tích thả nuôi thủy sản qua 3 năm đều giảm, năm 2011 diện tích thả nuôi là 67.280 ha, đến năm 2013 diện tích thả nuôi giảm 60.953 ha. Thời gian qua ngành nuôi trồng thủy sản rơi vào vòng luẩn quẩn mất cân đối cung - cầu ở thị trƣờng nội địa, trong khi đó, xuất khẩu chịu nhiều rủi ro, giá giảm…dẫn đến tình trạng lỗ liên tục. Chính vì hoạt động kinh doanh của ngành thủy sản chịu nhiều rủi ro nên phía ngân hàng rất thận trọng trong xét duyệt cho vay mức tín dụng cho vay đối với lĩnh vực này.

+ Cho vay trung và dài hạn: ba năm qua doanh số cho vay trung – dài hạn lâm vào tình trạng tăng giảm bất thƣờng. Năm 2011, thực hiện quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn trung, dài hạn để đầu tƣ mới, phát triển sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay trung, dài hạn đã đạt đƣợc 511.322 triệu đồng. Năm 2012 doanh số cho vay trung hạn đạt 424.768 triệu đồng giảm 28.932 triệu đồng tƣơng đƣơng 14,56% so với năm 2011, năm 2013 doanh số này đã tăng đạt 499.982 triệu đồng tăng 75.214 triệu đồng hay tăng 17,71% so với năm trƣớc. Tƣơng tự, doanh số cho vay dài hạn cũng giảm trong năm 2013 và tăng mạnh ở năm 2012. Đây phần lớn là những khoản đầu tƣ các dự án, đầu tƣ cơ sở hạ tầng đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, các tài sản cố định có giá trị lớn…. để phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012 tình hình lạm phát biến động đẩy giá

cả hàng hóa tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp cũng hạn chế mở rộng sản xuất, đầu tƣ cho các dự án mới. Năm 2013, thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chính phủ, bên cạnh những khoản tín dụng ngắn hạn ngân hàng cũng đã triển khai các dự án mới, khuyến khích ngƣời nông dân tăng gia sản xuất có hiệu quả, hỗ trợ ngƣời dân để mua máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp nhƣ mua máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy sấy,…điều này giúp cho doanh số cho vay trung – dài hạn có chuyển biến đi lên tuy nhiên tỷ trọng vẫn thấp trong tổng doanh số cho vay.

2.2.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong những năm qua hoạt động cho vay của ngân hàng có những biến đổi không ngừng. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cho thấy rõ nhu cầu vay vốn của từng thành phần. Các thành phần kinh tế nhƣ: hộ sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Hộ sản xuất 4.592.547 4.829.431 4.915.320 236.884 5,16 85.889 1,78 DN ngoài QD 8.910.263 6.330.079 4.362.915 (2.580.184) (28,96) (1.967.164) (31,08) DNNN - 291.739 246.307 291.739 100,00 (45.432) (15,57) Hợp tác xã 6.878 900 650 (5.978) (86,91) (250) (27,78) TỔNG 13.509.688 11.452.149 9.525.192 (2.057.539) (15,23) (1.926.957) (16,83) (Nguồn:Phòng tín dụng)

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế

+Hộ sản xuất - cá nhân: Là những hộ gia đình có đất sản xuất nhƣng thiếu vốn đầu tƣ, thƣờng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi thuỷ - hải sản, trồng trọt và một số ngành nghề khác. Đa phần những hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)