0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Xây dựng công thức:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO ĐẶC TESTIN VÀ ỨNG DỤNG VÀO BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG (Trang 31 -31 )

1. Bào chế caođặc Testin:

2.1. Xây dựng công thức:

Dựa trên các thông số về khả năng bào chế, biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy (đánh giá khả năng sấy khô của hạt), hiệu suất tạo hạt, tỷ lệ hạt có kích thước dưới 180μm, tỷ trọng biểu kiến, chỉ số nén, tiến hành khảo sát công thức và phương pháp bào chế viên nang cứng Testin như sau:

- Cốđịnh phương pháp tạo hạt, thay đổi loại và tỷ lệtá dượcđể lựa chọn công thức bào chế viên nang cứng Testin thích hợp. Phương pháp tạo hạt sử dụng trong quá trình khảo sát công thức bào chế là phương pháp tạo hạt 1.

 Phương pháp tạo hạt1:

 Trộn đều tá dược độn theo phương pháp đồng lượng.

 Trải đều cao đặc lên hỗn hợp tá dược và trộn đến khi cao thấm đều vào khối bột.

 Xát hạt qua rây cỡ 1mm.

 Sấy hạt: Rải hạt thành lớp mỏng và sấy tĩnhở 60°C.

 Sửa hạt qua rây cỡ 1mm[9], [11].

- Sau khi lựa chọn được loại tá dược tốt nhất, sử dụng phương pháp tạo hạt 2 thay thế và so sánh với phương pháp tạo hạt 1 để lựa chọn phương pháp thích hợpbào chế viên nang cứng Testin.

 Phương pháp tạo hạt2:

 Trộn đều cao đặc với tá dược hút, sấy khô ở 50-60°C, xay mịn, rây qua rây 250μm.

 Làmẩm tá dược rã với ethanol 96% vừađủ.

 Phân tán đều tá dược rã vào bột cao (đã có tá dược hút).

 Xát hạt qua rây cỡ 1mm.

 Sấy hạt: Rải hạt thành lớp mỏng và sấy tĩnhở 60°C.

 Sửa hạt qua rây 1mm[6].

- Tiến hànhđóng nang (nang số 0) ở quy mô lớn (2000 viên).

2.2.2. Đánh giá chất lượng củabán thành phẩm dạng hạt:

Tạo hạt 3 lần, mỗilần tương ứng với500 viên, đánh giá bán thành phẩm dạng hạt dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Hình thức: Kiểm tra bằng cảm quan.

- Độẩm: Xácđịnh theo phương pháp mất khối lượng do làm khô bằng phương pháp cân theo DĐVN IV, PL 9.6; xây dựng biểu đồđộẩm của khối hạt theo thời gian sấy.

- Tỷ lệ hạt có kích thước< 180 μm: rây khoảng 50 g hạt quarây 180μm, tính tỷ lệ khối lượng hạt ở dưới rây so với tổng khối lượng hạt.

- Tỷ trọng biểu kiến: dựa theo công thức: dbk = với dbk là tỷ trọng biểu kiến

m là khối lượng bộtđem đo

Vbk là thể tích biểu kiếnđọc được sau khi sử dụng máy gõ trong 5 phút[9]. - Chỉ số nén Carr: dựa theo công thức

C = ( )

với C là chỉ số nén Carr dbk là tỷ trọng biểu kiến

dt là tỷ trọng thô, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng và thể tích trước khi gõ của khối bột[9].

Mối quan hệ giữa chỉ số nén và khả năng trơn chảy của khối bột thể hiệnở bảng sau:

Bảng 4.Chỉ số nén và khả năng trơn chảy của khối bột [20]

Chỉ số nén (%) Khả năng trơn chảy

< 10 Rất tốt 11 – 15 Tốt 16 – 20 Khá tốt 21 – 25 Bình thường 26 – 31 Kém 32 – 37 Rất kém > 38 Cực kì kém

- Tốc độ chảy của khối hạt: cân 50 g hạtđã trộn tá dược trơn cho chảy qua phễu có đường kính 10 mm, dùng máyđo tốc độ chảy của khối hạt (g/s).

2.2.3. Đánh giá chất lượng của viên nang cứng Testin:

Hạt sau khi được kiểm tra chất lượng sẽđượcđem đóng thành viên nang cứng (2000 viên). Đánh giá viên nang cứng Testin dựa trên các tiêu chuẩn sau:

2.2.3.1. Hình thức:

Kiểm tra bằng cảm quan.

2.2.3.2. Độ ẩm của hạt trong nang:

Xác định bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô PL 9.6, DĐVN IV. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.

2.2.3.3. Độ đồng đều khối lượng:

Thử với 20 nang. Cân từng nang, tháo nắp nang đổ hết thuốc ra, lau sạch vỏ nang. Cân từng vỏ nang. Khối lượng thuốc trong nang là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và vỏ nang, tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang. Không được quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn cho phép (± 7,5%) và không có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó (PL 11.3, DĐVN IV).

2.2.3.4. Độ rã:

Thửđộ rã của 6 viên nang trong môi trường nước cất ở 37°C bằng máy đo độ rã. Thuốc được coi là rã, khi đáp ứng một trong những yêu cầu sau:

- Không còn cắn trên mặt lưới.

- Nếu còn cắn, đấy là khối mềm không có màng nhận thấy rõ, không có nhân khô. - Chỉ còn những mảnh vỏ nang trên mặt lưới hay dính vào mặt dưới của đĩa (PL

11.6, DĐVN IV).

2.2.3.5. Định tính một số vị thuốc trong viên nang bằng SKLM:

Tiến hành như ở mục 2.1.4.4 chương 2 (trang 21), thay dịch chiết cao đặc bằng dịch chiết chế phẩm.

Dịch chiết chế phẩm: Lấy lượng thuốc tương đương với 1 g cao đăc, nghiền mịn, ngâm trong 30 ml ethanol 96% tron 3h, dịch lọc đem bốc hơi dung môi còn khoảng 1 ml được dịch chấm sắc ký của chế phẩm.

2.2.3.6. Định lượng cắn ethylacetat:

Cân một lượng hạt trong nang tương đương với 5 g cao đặc. Tiến hành định lượng như với cao đặc (mục 2.1.4.5 chương 2 trang 22). Công thức tính hàm lượng cắn ethylacetat trong viên nang:

X’ = ( ).

Trong đó X’ là hàm lượng cắn ethylacetat trong viên nang b là khối lượng cắn và cốc

mc là khối lượng cắn

m’ là khối lượng bột chế phẩm đem cân. Làm với 3 mẫu, lấy kết quả trung bình.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Bào chế cao đặc Testin:

1.1.Xácđịnhđộ ẩm của dược liệu:

Tiến hành xácđịnh độẩm của các dược liệu nhưở mục2.1.3 chương 2 trang 19 - 20. Kết quả thu được như sau:

Bảng 5.Độẩm của các dược liệu

Dược liệu Độ ẩm (%) Dược liệu Độ ẩm (%)

Bá bệnh 11,37 Bạch tật lê 9,12

Xà sàng tử 9,60 Hoàng kỳ 8,28

Cốt khí củ 9,14 Câu kỉ tử 9,92

Đương quy 10,08 Ba kích 9,37

Các dược liệu đều có độẩmđạt theo tiêu chuẩn của DĐVN IV, trừ Bá bệnh do chưa có tài liệu chuẩn hóa để so sánh.

Theo công thức (2) mục 2.1.3 chương 2 trang 20, khối lượngdược liệu khô của5 thang Testin là: m1 = 443,04g.

1.2.Bào chế cao đặc:

Tiến hànhbào chế cao đặc theo phương phápở mục2.1 chương 2 (trang 17 – 19).

Theo công thức (1) mục 2.1.3 chương 2 (trang 19), ta tính đượchiệu suất chiết xuấttheo phần trăm cao khô tuyệt đối trên dược liệu khô tuyệt đối củacác phương pháp khác nhau. Kết quảđược trình bàyở bảng6, 7, 8.

Bảng 6. Hiệu suấtbào chếtheo phương pháp chiết hồi lưu

Mẫu Khối lượng cao – m2 (g) Độ ẩm cao đặc – X2 (%) H (%)

1 158,16 19,72 28,66

2 151,79 18,13 28,05

3 154,28 18,79 28,28

Bảng 7.Hiệu suấtbào chếtheo phương pháp ngâm lạnh 2 ngày

1 142,88 17,49 26,61

2 146,12 19,32 26,61

3 139,54 17,29 26,50

Bảng 8.Hiệu suấtbào chếđược theo phương pháp ngâm lạnh 3 ngày

Mẫu Khối lượng cao – m2 (g) Độ ẩm cao đặc– X2 (%) H (%)

1 133,30 17,21 24,91

2 135,73 18,20 25,06

3 141,08 19,86 25,52

Nhận xét: Bào chếcao đặc theo phương pháp chiết hồi lưu cho hiệu suất chiết xuất theo phần trăm cao khô tuyệt đối trên dược liệu khô tuyệt đối tương đối ổn định, tuy lượng có cao hơn so với hai phương pháp chiết lạnh nhưng không nhiều và tiết kiệm thời gian hơn, phù hợp với phạm vi thời gian cho phép của đề tài. Do đó, cao đặc chiết theo phương pháp chiết hồi lưu được sử dụng để làm nguyên liệu bào chế viên nang cứng tiếp theo.

Hình 1. Quy trình bào chếcao đặc

1.3.Kiểm tra chất lượng của cao đặc chiết theo phương pháp đun hồi lưu:

Cao đặc chiết theo phương pháp đun hồi lưu được lựa chọn làm nguyên liệu để bào chế viên nang cứng Testin, do đó cần tiến hành khảo sát các thông số của cao đặc để đảm bảo tính ổnđịnh của nguyên liệu đầu vào cho bào chế. Kết quảđánh giá được tóm tắt trong bảng 9.

Bảng 9. Kết quảđánh giá chất lượng cao đặc bán thành phẩm

Tiêu chuẩn Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 TB

Hình thức Cao có thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu đen, vị đắng, hơi cay

Độẩm 19,09% 18,42% 18,70% 18,74%

pH (dung dịch 1% kl/tt) 4,02 4,03 4,11 4,05

thuốctrong cao đặc bằng SKLM vớivết trong sắc ký đồ của 4 vị thuốc Bá bệnh, Ba kích, Bạch tật lê, Xà sàng tử. Kết quả được thể hiệnở hình 10, 11, 12, 13 mục2.4.1 chương 3 (trang 44 – 45). Hàm lượngcắn

ethylacetat (tính theo cao khô)

2,40% 2,49% 2,55% 2,48%

Nhận xét:

- Các thông số của cao đặc kháổnđịnh, đảm bảo tínhổn định của nguyên liệu đầu vào cho quá trình bào chế viên nang.

- Từđó chúng tôi xin đề xuất một sốchỉ tiêu chất lượng của cao đặc đầu vào cho quá trình bào chếcao đặc như sau:

 Hình thức: Thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu đen, vịđắng, hơi cay.  Độẩm: nằm trong khoảng 19% ± 1%.

 pH (của dung dịch 1% kl/tt): 4 - 5.

 Định tính bằng SKLM: Trên sắc ký đồ của cao đặc có các vết tương ứng với vết trong sắc ký đồ của 4 vị thuốc Bá bệnh, Bạch tật lê, Ba kích, Xà sàng tử.

 Hàm lượngcắn ethylacetat: không dưới2,40% (tính theo cao khô)

2. Bào chế viên nang cứng Testin: 2.1.Xây dựng công thức:

2.1.1. Khảo sát tạo hạt từ cao với từng tá dược độn đơn độc:

Tiến hành tạo hạt theo phương pháp tạo hạt 1 từ cao đặcvới lần lượt bốn loại tá dược độn là: Avicel PH 101, tinh bột, magnesi carbonat và calci carbonat, theo tỷ lệ cao/tá dược lần lượt là 3/7, 4/6, 5/5, 6/4. Đánh giá khả năng bào chế và các thông số hiệu suất tạo hạt, biểu đồ sấy, tỷ lệ hạt có kích thước dưới 180μm, tỷ trọng biểu kiến và chỉ số nén, từđó lựa chọn loại tá dược độn phù hợp nhất.

Kết quả khảo sátthu được như sau:

2.1.1.1. Avicel PH 101:

- Công thức 1 (CT1): Avicel/cao đặc = 7/3. - Công thức 2 (CT2): Avicel/cao đặc = 6/4. - Công thức 3 (CT3): Avicel/cao đặc = 5/5. - Công thức 4 (CT4): Avicel/cao đặc = 3/7.

Bảng 10. Các thông số của hạtthu được khi phối hợp cao đặc với Avicel PH 101

Công thức Khảnăng bào chế Hiu sut tạo hạt Tỷ lệ hạt có kích thước <180μm Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số nén CT1 Khối bột hơi khô, tạo hạt được song nhiều hạt mịn 82,17% 70,13% 0,44 g/ml 23,26 CT2 Dễ tạo hạt, còn nhiều hạt mịn 79,94% 31,96% 0,34 g/ml 18,87 CT3 Dễ tạo hạt, hạt chắc 66,56% 9,17% 0,35 g/ml 15,00

CT4 Tạo khối bột nhão, không tạo hạtđược

Bảng 11.Sựthay đổi độẩmtheo thời gian sấycủa hạtCT1, CT2 và CT3 Độẩm của hạt (%)

Thời gian sấy 0h 1h 2h 3h 4h 5h 6h 24h

CT1 10,87 4,79 4,19 4,09 3,73 3,46 3,43 2,81 CT2 11,27 4,69 4,67 4,54 4,05 3,88 3,53 3,35 CT3 13,22 4,77 4,40 4,35 4,34 4,15 3,32 3,19

Hình 2. Biểu đồđộẩmtheo thời gian sấy của hạt CT1, CT2 và CT3(sấy tĩnhở 60°C)

Nhận xét: Khi tăng dần lượng cao đặc và giảm dần lượng Avicel PH 101 phối hợp thì hiệu suất tạo hạt, tỷ lệ hạt có kích thước dưới 180 μm, tỷ trọng biểu kiến của khối hạtgiảm dần, chỉ số nén giảm (tức độ trơn chảy của khối hạt tăng lên). Hạt tạo thành tương đối dễ sấy khô. Lượng cao đặc tốiđa phối hợp được là 50% (với 50% Avicel PH 101) cho thấy Avicel PH 101 có khả năng hút tốt, hạt thu được có tỷ lệ kích thước hạt dưới 180 μm thấp (9,17%), tỷ trọng biểu kiến thấp (0,35) vàchỉ số nén là 15,00 tứcđộ trơn chảy tốt (theo bảng4 mục 2.2.2 chương 2 trang 24).

2.1.1.2. Tinh bột:

Tiến hành khảo sát 2 công thức với tá dược tinh bột: - Công thức 5 (CT5): Tinh bột/cao đặc = 7/3.

- Công thức 6 (CT6): Tinh bột/cao đặc = 6/4.

Bảng 12. Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với tinh bột

Công thức Khảnăng bào chế

Hiệu suất tạo hạt Tỷ lệ hạt kích thước <180 μm Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số nén CT5 Khối bột hơi ẩm, khó tạo hạt, hạt khó sấy khô 63,85% 7,94% 0,38 g/ml 12,12 0 2 4 6 8 10 12 14 0 5 10 15 20 25 CT1 CT2 CT3 Độ ẩm của hạt (%)

CT6 Tạo khối bột nhão không tạo hạtđược

Bảng 13. Sựthay đổi độ ẩm theo thời gian sấycủa hạtCT5 Độẩm của hạt (%)

Thời gian sấy 0h 1h 2h 3h 4h 5h 6h 24h

CT5 13,38 9,08 8,52 6,22 6,19 6,1 5,25 4,97

Hình 3. Biểu đồđộ ẩm theo thời gian sấy củahạtCT5 (sấy tĩnhở 60°C)

Nhận xét:Lượng cao đặc tốiđa có thể phối hợp được với tinh bột là 30% (với 70% tinh bột) cho thấy tinh bột có khả năng hút kém. Hạt thu được có chỉ số nén là 12,12 tức độ trơn chảy tốt (theo bảng4 mục 2.2.2 chương 2 trang 24), tỷ lệ hạt có kích thước dưới 180 μm thấp (7,94%), nhưng hiệu suất tạo hạt và tỷ trọng biểu kiến của khối hạt đều thấp hơn so với khi phối hợp với Avicel PH 101 ở cùng tỷ lệ, hạt cũng khó sấy khô hơn.

2.1.1.3. Magnesi carbonat:

Cao phối hợp với magnesi carbonat ởtỷ lệ 3/7, 4/6, 5/5 thì khối bột không đủẩm, không tạo được hạt.

Cao phối hợp với magnesi carbonat hàm lượng 40%, khối bột thu được bị vón cục không tạo được hạt.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 5 10 15 20 25 CT5 Độ ẩm của hạt (%)

Nhận xét: Magnesi carbonat có khả năng hút tốt song dễ vón cục khi phối hợp với cao đặc.

2.1.1.4. Calci carbonat:

Cao phối hợp với calci carbonat tỷ lệ 3:7, khối bột thu được bị vón cục. Cao phối hợp với calci carbonat tỷ lệ 4:6 cho khối bột nhão.

Nhận xét: Calci carbonat có khả năng hút kém, dễ bị vón cục khi phối hợp với cao đặc.

Vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy:

- Avicel có khả năng hút tốt, dễ tạo hạt, sấy nhanh khô nhưng tỷ trọng hạt thu được thấp.

- Tinh bột có khả năng hút kém, khó tạo hạt, hạt khó sấy khô, tỷ trọng của hạt thu được thấp hơn cả Avicel PH 101 khi phối hợp cùng tỷ lệ.

- Magnesi carbonat có khả năng hút tốtnhấtsong khó tạo hạt, tỷ trọngcủa magnesi carbonat thấp.

- Calci carbonat có khả năng hút kém, khó tạo hạt song tỷ trọngcủa calci carbonat cao.

Để khắc phục nhượcđiểm và phát huy ưu điểm của các tá dược trên, chúng tôi lựa chọn tiếp tục khảo sát Avicel PH 101 kết hợp vớimagnesi carbonat và calci carbonat.

2.1.2. Khảo sát tạo hạt từ cao với hỗn hợp tá dược độn kết hợp:

Tiến hành tạo hạt(theo phương pháp1 ở mục 2.2.1 chương 2 trang 22 - 23)từ cao đặcvới các hỗn hợp tá dược độn sau: hỗn hợp Avicel/ CaCO3 = 1/1 (hỗn hợp A1), hỗn hợpAvicel/CaCO3 = 7/3 (hỗn hợp A2), hỗn hợpAvicel/MgCO3 = 1/1 (hỗn hợp B1) và hỗn hợp Avicel/MgCO3 = 7/3 (hỗn hợp B2). Lựa chọn hỗn hợp tá dược độn tốt nhấtdựa trên các thông số như trên. Kết quảthu đượcnhư sau:

2.1.2.1. Avicel PH 101/CaCO3 = 1/1 (hỗn hợp A1):

Tiến hành khảo sát 3 công thức với hỗn hợp tá dược A1: - Công thức 7 (CT7): A1/cao đặc = 7/3.

- Công thức 9 (CT9): A1/cao đặc = 5/5.

Bảng 14. Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với hỗn hợp tá dược A1

Công thức Khảnăng bào chế Hiu suấttạohạt Tỷ lệ hạt kích thước <180μm Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số nén CT7 Tạo hạt được song nhiều hạt mịn 88,19% 19,12% 0,40 g/ml 14,89 CT8 Tạo hạt dễ dàng, hạt chắc, dễ sấy khô 79,30% 3,50% 0,39 g/ml 9,99 CT9 Tạo khối bột nhão, không thể tạo hạt

Bảng 15.Sựthay đổi độẩm theo thời gian sấy của hạtCT7 và CT8

Độẩm của hạt (%)

Thời gian sấy 0h 1h 2h 3h 4h 5h 6h 24h

CT7 9,59 4,38 4,32 3,95 3,79 2,83 2,80 2,73 CT8 11,17 3,92 3,68 3,14 3,05 2,9 2,86 2,71

Hình 4. Biểu đồđộẩm theo thời gian sấy của hạt CT7 và CT8 (sấy tĩnhở 60°C)

0 2 4 6 8 10 12 0 5 10 15 20 25 CT7 CT8 Độ ẩm của hạt (%)

2.1.2.2. Avicel/CaCO3 = 7/3 (hỗn hợp A2):

Tiến hành khảo sát 3 công thức với hỗn hợp tá dược A2: - Công thức 10 (CT10): A2/cao đặc = 7/3.

- Công thức 11 (CT11): A2/cao đặc = 6/4. - Công thức 12 (CT12): A2/cao đặc = 5/5.

Bảng 16. Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với hỗn hợp tá dược A2

Công thức Khảnăng bào chế Hiu sut tạohạt Tỷ lệ hạt kích thước <180μm Tỷ trọng biểu kiến Chỉ số nén CT10 Tạo hạt dễ dàng song hạt sau khi sấy hút ẩm trở lại 85,71% 7,64% 0,35 g/ml 14,63 CT11 Khối bột thu được hơi ẩm, phải xát hạt hai lần, hiệu suất thấp, hạt sau khi sấy hút ẩm trở lại 55,18% 4,02% 0,32 g/ml 10,71 CT12 Tạo khối bột nhão, không thể tạo hạt

Bảng 17.Sựthay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạtCT10 và CT11 Độẩm của hạt (%)

Thời gian sấy 0h 1h 2h 3h 4h 5h 6h 24h

CT10 10,99 3,91 3,19 2,83 2,64 2,53 2,02 2,15

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO ĐẶC TESTIN VÀ ỨNG DỤNG VÀO BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG (Trang 31 -31 )

×