Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động định vị sản phẩm diprivan tại thị trường hà nội của công ty astrazeneca (Trang 40)

n t c đ i t ủ cạn t n t ực tiếp

Các hoạt chất chính đƣợc sử dụng làm thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch trong các bệnh viện là Propofol, Thiopental, Ketamin.

Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội năm 2012 (Đơn vị: VNĐ)

(Nguồn: Kết quả đấu thầu thuốc năm 2012 tại Hà Nội)

Thị trƣờng Propofol Ketamin Thiopental

Bệnh viên 354 68.877.400 2.940.000 4.200.000 Bệnh viện Việt Nam-Cuba 363.000.000 294.000 420.000 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 583.276.500 14.700.000 0 Bệnh viện Đức Giang 239.856.000 0 5.700.000

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, tại các bênh viện đƣợc nghiên cứu Propofol đƣợc sử dụng nhiều hơn hẳn so với Ketamin hay Thiopental. Hầu hết các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch đƣợc sử dụng đều có hoạt chất là Propofol. Theo đánh giá của các bác sĩ Propofol đang đƣợc sử dụng nhiều vì có ƣu điểm: tỉnh nhanh, an toàn hơn so với các thuốc gây mê tĩnh mạch khác. Các hoạt chất khác nhƣ Thiopental, etamin hầu hết đƣợc sử dụng nhƣ là thuốc phối hợp với propofol chứ không phải thuốc dùng đơn thuần.

Trên thực tế, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Diprivan là các thuốc có cùng hoạt chất propofol, tại thị trƣờng Hà Nội, đó là các thuốc Lipuro ( của B.Braun) và Fresofol (của Fresenius Kabi), ngoài ra còn có Anepol của Hana Pharm.

Dƣới đây là một số biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng các thuốc trên ở một số bệnh viện tại địa bàn Hà Nội:

Hình 3.2 Tỉ lệ sử dụng các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch tại bệnh viện Việt Đức năm 2010 (Nguồn: Công ty AstraZeneca) Bảng 3.2 Tỉ lệ sử dụng các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch tại

bệnh viện Việt Đức năm 2010

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tỉ lệ sử dụng (%) Diprivan 94 96 97 92 88 83 85 75 75 70 78 Lipuro 8 4 2 8 12 17 10 7 6 9 5 Fresofol 0 0 0 0 0 0 5 18 19 21 17

Hình 3.4 Tỉ lệ sử dụng các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch tại 28 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội năm 2012

(Nguồn: Kết quả đấu thầu thuốc năm 2012 tại Hà Nội)

42% 27% 22% 9% Diprivan Lipuro Anepol Fresofol 43% 20% 29% 8% Diprivan Lipuro Fresofol Anepol

Hình 3.3 Tỉ lệ sử dụng các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch tại bệnh viện 103 năm 2012 (Nguồn: BV 103)

Từ đồ thị ta có thể thấy, sản phẩm Diprivan là sản phẩm chiếm thị phần nhiều nhất trong nhóm các thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch. Điều này phù hợp với quy luật tiên phong trong 22 quy luật bất biến của lý thuyết marketing. Quy luật tiên phong chỉ rõ: Trở thành ngƣời dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành ngƣời giỏi nhất, vị trí dẫn đầu đi vào trí nhớ trƣớc tiên, dễ dàng hơn việc thuyết phục mình có sản phẩm tốt hơn sản phẩm ngƣời khác. Diprivan là sản phẩm gây mê đƣờng tĩnh mạch có hoạt chất propofol xuất hiện đầu tiên trên thị trƣờng Việt Nam, thỏa mãn điều kiện của quy luật này.

n t c đ i t ủ cạn t n gián tiếp

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Diprivan là các thuốc gây mê đƣờng hô hấp.

Các thuốc gây mê thƣờng có cửa sổ điều trị hẹp (khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc nhỏ). Chính vì vậy khi gây mê, cần duy trì nồng độ thuốc trong máu chính xác và phù hợp. Nồng độ thuốc mê không ổn định sẽ dẫn đến mức độ mê không ổn định, gây khó khăn cho phẫu thuật và nguy cơ tai biến.

Trong hai phƣơng pháp gây mê đƣờng tĩnh mạch và đƣờng hô hấp, phƣơng pháp gây mê đƣờng hô hấp đƣợc đánh giá là dễ dàng hơn trong việc ổn định nồng độ thuốc. Các phƣơng pháp tiêm truyền thủ công và dùng liều bolus lặp lại thƣờng gây khó khăn trong việc kiểm soát nồng độ thuốc trong máu, khó điều chỉnh nồng độ thuốc nếu quá liều. Vì thế phƣơng pháp gây mê đƣờng tĩnh mạch thƣờng đƣợc dùng để khởi mê, còn gây mê đƣờng hô hấp đƣợc sử dụng để duy trì mê. Vì thời gian duy trì mê thƣờng kéo dài, nên nhu cầu sử dụng thuốc gây mê đƣờng hô hấp lớn hơn so với thuốc gây mê đƣờng tĩnh mạch

Bảng 3.3 Những khó khăn khi gây mê bằng các phƣơng pháp

NHỮNG HÓ HĂN HI GÂY MÊ

Duy trì mê

đƣờng tĩnh mạch

Tiêm bằng tay

Tốc độ tiêm không chính xác.

Không biết nồng độ thuốc trong máu Khó có thể tiêm lâu dài đƣợc

Bơm tiêm điện thông thƣờng

Phức tạp vì phải tính toàn liều lƣợng Không biết nồng độ thuốc trong máu Thƣờng phải tiêm liều bolus bổ sung

Duy trì mê đƣờng hô hấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gây buồn nôn, nôn ói hậu phẫu

Ô nhiễm phòng mổ, ảnh hƣởng sức khỏe nhân viên y tế.

Gây ho, sặc, tăng huyết áp và co thắt thanh quản => kéo dài thời gian khởi mê

Đặc biệt gây độc cho gan Có nguy cơ gây sốt cao ác tính

Tóm lại: Do đặc thù của sản phẩm, nên thị trƣờng thuốc gây mê ít đa dạng về số lƣợng và chủng loại so với các thị trƣờng thuốc khác. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Diprivan là các sản phẩm bắt chƣớc, đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Diprivan là các thuốc gây mê đƣờng hô hấp.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động định vị sản phẩm diprivan tại thị trường hà nội của công ty astrazeneca (Trang 40)