d) Trách nhiệm của hội đồng quản trị
3.1.2. Xây dựng và thực hiện hoạt động giám sát có hiệu quả
Trên cơ sở của các quy định của pháp luật, cần tạo ra một cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả.
Các cơ quan giám sát từ hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan cấp phép niêm yết cổ phần, các cơ quan trong hệ thống quản lý các công ty cổ phần niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Các cơ quan trong hệ thống tư pháp như tòa án, luật sư cũng có vai trò rất quan trọng trong việc vận dụng các cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông vào thực tế.
Các cơ quan độc lập như tổ chức trọng tài, kiểm toán độc lập hay các cơ quan ngôn luận, báo chí, phát thanh, truyền hình cũng là một kênh giám sát nhằm ngăn chặn và bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông khi có dấu hiệu bị vi phạm.
Việc giám sát trực tiếp từ các cổ đông cũng rất có hiệu quả nếu có sự can thiệp của các cơ quan có liên quan. Cổ đông là người trực tiếp quan tâm đến chính quyền lợi của mình, nên các cổ đông thường xuyên tìm kiếm các thông tin đến công ty mà mình đầu tư. Mỗi khi biết được có sự vi phạm từ phía Hội đồng quản trị hay từ người quản lý các cổ đông có thể trực tiếp vận
quyền năng cao hơn nhằm hạn chế hay ngăn chặn những thiệt hại cho công ty và cho chính các cổ đông.
Để tạo dựng một nền kinh tế phát triển và vững mạnh thì vai trò giám sát chung của cả xã hội cũng là một điều rất quan trọng. Chúng ta cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Mỗi một công ty đều tự xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình. Mục tiêu của nền kinh tế là tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng phải dựa vào một nền văn hóa, dựa trên bản sắc dân tộc, không vì lợi ích mà có hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé". Nền kinh tế chỉ phát triển và vững mạnh khi có sự kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh.