MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THAM KHẢO ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 74)

d) Trách nhiệm của hội đồng quản trị

2.7. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THAM KHẢO ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

kiến thức, mô hình kinh tế của các nước khác nhau đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu sự tương đồng, những điểm chung giữa các nền kinh tế, từ đó có thể rút ra các bài học mà những nền kinh tế khác đã trải qua và họ đã phải bỏ ra nhiều chi phí, kinh nghiệm để có được nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn.

Đánh giá sơ bộ mô hình quản trị công ty của một số nền kinh tế trên thế giới chúng ta có thể rút ra một số kết luận để có thể nghiên cứu và áp dụng cho việc quản trị công ty ở Việt Nam.

Xuất phát từ tiêu chí chung của các cổ đông hay các nhà đầu tư khi cùng nhau góp vốn là nhằm thu lợi nhuận, họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động giám sát và quản trị công ty. Ở một số nước, pháp luật đề cao vai trò của các cổ đông, là những người chủ sở hữu công ty, họ có nhiều quyền năng, có quyền tham gia sâu rộng vào hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, ở những nền kinh tế khác, pháp luật lại không quy định và trao quyền cho các cổ đông. Các cổ đông ở đây chỉ là những nhà đầu tư, góp vốn cho công ty, còn việc kinh doanh thì được giao cho ban lãnh đạo và quản lý công ty. Người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, nếu họ sử dụng đồng vốn của các cổ đông không có hiệu quả, không mẫn cán với công việc hay có những hành vi tư lợi trong hoạt động của mình thì có thể bị sa thải.

Như vậy pháp luật các nước tuy có mở rộng quyền lực cho người quản lý, họ có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh nhưng cũng có những giới hạn nhất định và bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông vì nếu những người quản lý không hành động vì lợi ích của công ty thì họ có thể bị sa thải ngay.

Đối với Việt Nam, vì nền kinh tế nước ta được chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý trong nền kinh tế chưa nhiều, môi trường kinh doanh trong xã hội đang dần dần được xây dựng theo các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Vì vậy chúng

ban quản trị đến việc giám sát và quản lý của các nhà đầu tư, các cổ đông được diễn ra song hành, có như vậy thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn và phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý kinh doanh của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thực tiễn cho thấy việc quy định quyền năng của các cổ đông trong luật vẫn chưa được thực thi, áp dụng một cách triệt để và hiệu quả trên thực tế. Cơ chế thực thi, giám sát chưa nghiêm và một phần cũng do chính các cổ đông không thực hiện đầy đủ các quyền năng của mình.

Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị thường. So với các nước trên thế giới thì nền kinh tế nước ta còn rất non trẻ. Từ khía cạnh lập pháp đến việc vận dụng và áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chính các doanh nghiệp và các nhà đầu tư còn gặp rất nhiều lúng túng. Hệ thống các cơ quan giám sát, tòa án cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa được trang bị các công cụ pháp lý một cách đầy đủ để có thể giải quyết các tranh chấp, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên một cách rạch ròi. Thói quen làm việc hay quản lý kinh doanh của ta cũng còn dựa nhiều vào mối quan hệ quen biết, theo sự chỉ đạo. Pháp luật chưa được áp dụng một cách triệt để vào mọi hoạt động của nền kinh tế.

Để có một nền kinh tế phát triển, một hệ thống quản trị vững mạnh, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư đòi hỏi chúng ta phải phải thực hiện từng bước từ việc ban hành pháp luật, cơ chế áp dụng, giám sát và các thiết chế thực thi nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ cho nhà đầu tư một cách có hiệu quả. Xây dựng một hành lang pháp lý xuất phát từ quyền lợi thiết thực và chính đáng của các nhà đầu tư, khi ta bảo vệ được quyền lợi cho họ, xây dựng một cơ chế kiểm soát đảm bảo sự an toàn và có hiệu quả

cho đồng vốn mà họ bỏ ra thì họ sẽ yên tâm đầu tư. Khi doanh nghiệp phát triển thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng và bền vững. Chúng ta có thể tìm hiểu để xây dựng và thực thi việc bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số thông qua pháp luật của các nước.

Ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, mỗi nước đều có những điều kiện, hoàn cảnh khác biệt nhau. Nền kinh tế của mỗi nước từ đó mà có những ảnh hưởng nhất định. Mục đích chung của tất cả các nền kinh tế từ đang phát triển đến những nền kinh tế đã vững mạnh thì đều hướng tới mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ là những giá trị kinh tế cho xã hội một cách ổn định và bền vững. Tuy nhiên, cách thức thực hiện việc quản trị nền kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tùy thuộc và từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế của từng nước mà có cách áp dụng hình thức quản trị cho phù hợp.

Các nước được đánh giá là có hệ thống quản trị nền kinh tế có hiệu quả khi pháp luật và cơ chế giám sát áp dụng pháp luật của họ bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các cổ đông. Với nhiều cách thức khác nhau, pháp luật có thể trao quyền cho các cổ đông can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty hoặc trao quyền cho người quản lý nhưng cổ đông có quyền giám sát và sa thải ban lãnh đạo nếu họ hoạt động không vì quyền lợi của các cổ đông. Từ những kinh nghiệm, bài học của các nước khác nhau, chúng ta cần nghiên cứu để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của mỗi nền kinh tế, nhưng điểm phù hợp và không phù hợp so với Việt Nam, từ đó có những kiến giải tốt nhất cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay và xây dựng một mô hình kinh tế ổn định trong tương lai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)