BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT CỦA NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 53)

g) Quyền khởi kiện

2.3. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT CỦA NHẬT BẢN

Công ty ở Nhật chịu sự can thiệp mạnh mẽ của Bộ Tài chính, bộ này kiểm soát công ty trong nhiều lĩnh vực kể cả đồng vốn ra vào của công ty. Một kết cấu vốn chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau trong đó có cả nhà cung cấp và khách hàng, thường thường có một cổ đông thống soái, như một ngân hàng chính. Giữa công ty và các cơ quan chính quyền có một mối giao tiếp chặt chẽ dễ dàng đưa đến hối lộ.Các ưu tiên của công ty được đặt vào sự tăng trưởng và tăng thị phần, không phải vào sự sinh lợi cho cổ đông.

Có hai nhân tố đã tạo nên tình trạng này. Thứ nhất, phần lớn các thành viên Hội đồng quản trị là nhân viên cao cấp hay là cựu nhân viên của công ty. Hội đồng này cũng có thành viên là người ngoài công ty nhưng không nhiều vì ở các công ty lớn những thành viên này là người đại diện do các chủ nợ lớn cử đến và cả công ty lẫn chủ nợ gần như là một. Ở các công ty nhỏ thì người đại diện kia do công ty khác có mối liên hệ làm ăn với công ty cử sang để giữ các mối làm ăn với nhau. Thứ hai, các cổ đông thường thụ động. Tập tục

trong các công ty ở Nhật là dành một số cổ phần cho các nơi cho vay tiền, cho đối tác buôn bán như là một cử chỉ thiện chí, thành thực và gắn bó. Ngoài ra những tổ chức đầu tư lớn như quỹ hưu bổng, bảo hiểm.. cũng có một số cổ phần trong các công ty lớn. Cổ phiếu do những tổ chức này nắm ít bị bán và vì vậy nó tạo nên một khối cổ đông thân hữu và bền vững. Cộng chung lại số cổ cổ phần của các đại gia chiếm đến 60% số vốn của công ty, chỉ có 20% là bán cho công chúng thực sự [3, tr.368].

Cổ đông cá nhân tính theo đầu người thì đông nhưng lại nắm tỷ lệ cổ phần nhỏ. Vì cổ tức được trả theo mệnh giá chứ không theo giá thị trường của chứng khoán; nên các cổ đông bền vững không quan tâm đến lợi nhuận, cũng như không hề bị thúc đẩy phải bán cổ phần đi. Việc giữ cổ phần như thế tạo nên những mối liên hệ bền vững, giúp tạo ra một sự hoàn vốn to tát và là một sự phòng vệ hữu hiệu chống lại việc công ty bị bán đi vì tiền, hay bị công ty khác mua đứt.

Các nhà đầu tư lớn quan tâm đến lãi vốn lâu dài. Họ thường không tham gia vào việc điều hành công ty mà quan tâm đến sự tăng trưởng cùng sự vững mạnh của nó. Chủ nợ ngân hàng lâu lâu mới cử người xuống công ty xem xét sổ sách.

Được các cổ đông bền vững hỗ trợ, ban quản trị công ty bỏ ngoài tai những sáng kiến cũng như thắc mắc của các cổ đông còn lại, mà đa số là các cá nhân. Các phiên họp hàng năm của cổ đông chỉ là hình thức hay chiếu lệ. Các công ty thi đua với nhau xem ai họp đại hội ngắn nhất. Khoảng 90% công ty của Nhật họp Đại hội đồng cổ đông trong cùng một ngày. Vì tài liệu về phiên họp chỉ được phân phát trước hai tuần và giấy ủy quyền của cổ đông lại phải gửi đến công ty trước ngày họp, nên chỉ di chuyển không thôi các cổ đông khó lòng tham dự quá hai hay ba nơi. Kết quả là Đại hội đồng cổ đông cũng chỉ là chiếu lệ, kéo dài khoảng 30 đến 40 phút. Ngay cả khi các giám

đốc phạm lỗi hay điều hành yếu kém thì cổ đông cũng thường không phải là người đòi đổi thay mà chỉ có chủ nợ lớn mới làm được, vì họ nắm thông tin nhiều hơn các cá nhân. Việc thay đổi diễn ra cũng kín đáo và không làm cho công ty mang tai tiếng [3, tr. 368].

Về mặt lý thuyết, Hội đồng quản trị đại diện quyền lợi của các cổ đông, hội đồng tách khỏi Ban giám đốc và kiểm soát ban này, Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng về việc quản trị công ty. Kiểm soát và quản trị được cho là tách biệt nhau nhưng trên thực tế chúng bị lẫn lộn. Đa số các công ty lớn có 10 đến 20 người trong Ban giám đốc sắp xếp theo một thứ bậc chặt chẽ căn cứ trên thời gian đã phục vụ công ty và thành tích cá nhân. Ở dưới cùng là các viên chức trung cấp của công ty; ở mức này việc kiểm soát của hội đồng và việc quản trị của Ban giám đốc lẫn lộn với nhau.

Vì những viên chức vừa nêu thường bận rộn với công việc hàng ngày, nên quyền hành của Hội đồng quản trị tập trung vào các thành viên cao cấp của hội đồng, thường là những người được cử vào ban tổng giám đốc của công ty. Các thành viên cao cấp không phụ trách một bộ phận hay một đơn vị nào trong công ty và cũng không phải chịu trách nhiệm cá nhân; họ lập nên các ủy ban quản trị chuyên trách và hoạt động như một nhóm.

Chủ tịch Hội đồng quản trị thường là tổng giám đốc công ty đã về hưu hay một quan chức chính quyền đã hưu trí; chức năng chính của họ là duy trì mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với công việc kinh doanh và với các quan chức chính quyền mà sẽ giúp cho việc kinh doanh trôi chảy; quyền quyết định của họ trong công ty bị hạn chế.

Quyền lực chính thức của công ty nằm trong tay tổng giám đốc thực hiện qua các ủy ban quản trị. Các phiên họp của Hội đồng quản trị thường mang tính chất phê chuẩn. Tổng giám đốc và các ủy ban quản trị họp hành

gia đình và không phải chịu trách nhiệm với các cổ đông, quyền hành của tổng giám đốc chỉ bị giới hạn bởi các tập tục của tập thể và bởi sự tận tâm của người ấy đối với việc tăng trưởng và sự lành mạnh của công ty. Tổng giám đốc và các ủy ban điều hành đánh giá hoạt động của công ty bằng cách so sánh với mục tiêu đặt ra và họ kiên trì nếu mục tiêu không đạt được. Việc thay đổi nhân sự ở Hội đồng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch của công ty vì phần lớn những người mới được cử vào Hội đồng quản trị cũng là người của công ty đã lâu.

Việc chọn lựa và bổ nhiệm thành viên mới cho Hội đồng cũng như cho Ban giám đốc đều do Tổng giám đốc công ty và các ủy ban điều hành thực hiện. Quyết định của họ được chính thức hóa bằng phiếu bầu của Hội đồng quản trị và của cổ đông. Chỉ khi nào công ty gặp khó khăn về tài chính thì các cổ đông lớn mới gợi ý cho Hội đồng bổ nhiệm người của mình. Thành viên Hội đồng quản trị không chu toàn nhiệm vụ sẽ không bị loại khỏi Hội đồng trước thời hạn mà chỉ không được tái ứng cử.

Việc thay đổi Tổng giám đốc thường là một sự nhức nhối cho công ty và cho Hội đồng quản trị. Các công ty hay có thỏa thuận nội bộ về tuổi về hưu, nhưng điều này ít được áp dụng. Thường là Tổng giám đốc tự nguyện từ chức và điều đó còn tùy thuộc vào cá tính của mỗi người cùng phẩm chất của người có khả năng thay thế. Cũng có khi một Tổng giám đốc đã về hưu lại ra làm việc ở các công ty con để cứu vãn các công ty này khỏi khó khăn [3, tr. 370].

Như vậy, ở Nhật quyền lực của công ty là do Ban giám đốc nắm giữ, họ chi phối phạm vi hoạt động của các tổ chức trong công ty, chi phối đến quyền lợi của các cổ đông. Các cổ đông trong công ty gần như không có quyền hành gì, họ chỉ có vai trò như người lao động trong công ty. Như vậy, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và đặc biệt là các cổ đông thiểu số ở

Nhật Bản không được đánh giá cao so với mô hình chung về pháp luật công ty cổ phần ở các nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)